Để giúp bệnh nhân không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật, các y bác sĩ thường áp dụng thủ thuật gây mê. Việc làm này giúp bệnh nhân luôn được giữ ở trạng thái ổn định và giúp cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ sơn. Chính vì thế những chuyên môn liên quan đến gây mê luôn được ưu tiên hàng đầu về chất lượng và liều lượng. Vậy quy trình gây mê thực hiện như thế nào?
Để giúp bệnh nhân không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật, các y bác sĩ thường áp dụng thủ thuật gây mê. Việc làm này giúp bệnh nhân luôn được giữ ở trạng thái ổn định và giúp cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ sơn. Chính vì thế những chuyên môn liên quan đến gây mê luôn được ưu tiên hàng đầu về chất lượng và liều lượng. Vậy quy trình gây mê thực hiện như thế nào?
Quy trình gây mê sẽ được chia thành 4 giai đoạn: Tiền mê, khởi mê, duy trì mê và tỉnh mê. Đối với các y bác sĩ khi thực hiện thủ thuật này cần có tay nghề chuyên môn cao. Và họ phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp cho dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân.
Khám tiền mê sẽ được bác sĩ thực hiện trước khi cuộc phẫu thuật diễn ra. Để đảm bảo về tình hình sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, lịch sử bệnh hay bệnh nhân có bất kì dị ứng nào đối với thành phần của thuốc gây mê hay không? Không những thể, bác sĩ sẽ giải thích về các kế hoạch của cuộc phẫu thuật và tư vấn tâm lý cho người bệnh.
Sau khi bác sĩ tiêm một lượng thuốc giảm đau cho bệnh nhân để theo dõi tình hình người bệnh để việc đặt ống nội khí quản sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Lúc này người bệnh sẽ chuyển từ tỉnh sang mê. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ có những thay đổi nhất định vì thế các y bác sĩ cần theo dõi sát sao và tiến hành các phương án dự bị cho bệnh nhân.
Khi bệnh nhân rơi vào trạng thái mê, ca phẫu thuật sẽ sẵn sàng bắt đầu. Lúc này các bác sĩ gây mê có thể xem xét dùng thuốc tĩnh mạch hay các mê hô hấp nhằm duy trì bệnh nhân ở trạng thái hôn mê sâu. Các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân cũng sẽ được theo dõi kỹ hơn để kịp thời đưa ra những biện pháp xử lý nhanh chóng khi xảy ra trường hợp khẩn cấp.
Khi hoàn thành, bệnh nhân sẽ chuyển dần từ trạng thái mê sang tỉnh. Các bác sĩ sẽ thực hiện rút ống nội khí quản và theo dõi quá trình bệnh nhân phục hồi sau khi tỉnh mê. Bên cạnh đó các bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn người nhà cách chăm sóc người bệnh sau khi tỉnh mê.
Có thể thấy các quy trình gây mê luôn được bác sĩ chuyên môn theo dõi sát sao. Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đem lại tác dụng bất ngờ cho người bệnh. Song song đó giúp cuộc phẫu thuật diễn ra thành công hơn.
Xem thêm: Gây tê và gây mê: Nên chọn phương pháp nào?
LSO-Trong 1000 năm lịch sử của mình, Thăng Long – Hà Nội trải qua các giai đoạn: Thăng Long – Hà Nội đời Lý (1010 – 1225). Năm Canh Tuất 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long với mục đích: “Đóng đô nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, định kế lâu dài cho con cháu đời sau”. Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. Nhà Lý có những chính sách để “Cố kết nhân tâm” trong cả nước, tranh thủ tù trưởng miền núi, thắt chặt khối đoàn kết dân tộc, tạo cơ sở chính trị thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà Lý đặc biệt quan tâm đến vùng rừng núi phía Bắc và Đông Bắc, đó là vùng biên cương có vị trí chiến lược trọng yếu của công cuộc củng cố nền quốc phòng, chuẩn bị kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Kinh đô Thăng Long của Đại Việt trở thành một đô thị lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất của đất nước, mở ra...
LSO-Trong 1000 năm lịch sử của mình, Thăng Long – Hà Nội trải qua các giai đoạn: Thăng Long – Hà Nội đời Lý (1010 – 1225). Năm Canh Tuất 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long với mục đích: “Đóng đô nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, định kế lâu dài cho con cháu đời sau”.
Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. Nhà Lý có những chính sách để “Cố kết nhân tâm” trong cả nước, tranh thủ tù trưởng miền núi, thắt chặt khối đoàn kết dân tộc, tạo cơ sở chính trị thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà Lý đặc biệt quan tâm đến vùng rừng núi phía Bắc và Đông Bắc, đó là vùng biên cương có vị trí chiến lược trọng yếu của công cuộc củng cố nền quốc phòng, chuẩn bị kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Kinh đô Thăng Long của Đại Việt trở thành một đô thị lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất của đất nước, mở ra thời kỳ phát triển rực rỡ văn minh Đại Việt.
Thăng Long – Hà Nội đời Trần (1226-1400): Giai đoạn này, Thăng Long hiển hách chiến công, để lại dấu ấn lịch sử 3 lần chiến thắng giặc Nguyên Mông. Tháng 1-1258, quân Nguyên Mông chiếm Thăng Long. Để bảo toàn lực lượng, triều đình nhà Trần quyết định tạm thời rút khỏi kinh đô Thăng Long. Ngày 29-1-1258, Trần Thái Tông dẫn quân tiến về Thăng Long. Quân ta mở cuộc tấn công quyết liệt vào Đông Bộ Hầu. Quân địch bị đánh bật ra khỏi kinh thành. Ngày 29-1-1258, Thăng Long được giải phóng. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Nguyên Mông của nhà Trần chiến thắng oanh liệt. Năm 1258, giặc Nguyên Mông lại xâm lược nước ta, một lần nữa chúng lại đánh chiếm Thăng Long. Lần thứ hai, với các chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, quân dân nhà Trần giải phóng Thăng Long ngày 9-6-1285. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên Mông của nhà Trần đã đại thắng. Năm 1287, giặc Nguyên Mông lại xâm lược nước ta, lại đánh chiếm Thăng Long. Lần thứ ba, với chiến thắng Bạch Đằng, quân dân nhà Trần giải phóng Thăng Long ngày 9-4-1288, cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của nhà Trần thắng lợi rực rỡ. Nhà Trần đổi tên Thăng Long thành Đông Đô. Thăng Long – Hà Nội đời nhà Hồ và Lê Lợi (1400 – 1527): Năm 1400, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, lên ngôi vua. Năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta. Ngày 22-1-1407, quân Minh chiếm Đông Đô. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại. Cướp được nước ta, nhà Minh thi hành chính sách thống trị cực kỳ tàn bạo, hòng biến nước ta thành một quận huyện của chúng. Chúng đổi Đông Đô ra Đông Quan với nghĩa chúng là nước lớn, nước ta là nước nhỏ, là cửa quan phía Đông của Trung Hoa rộng lớn. Năm 1418 Lê Lợi phất cao cờ khởi nghĩa Lam Sơn. Năm 1427, với chiến thắng Chi Lăng, Lê Lợi đại thắng quân Minh. Ngày 3-1-1428, Đông Quan được giải phóng. Ngày 29-4-1428, Lê Lợi lên ngôi vua. Nhà Lê đổi Đông Quan thành Đông Kinh.
Thăng Long – Hà Nội thời Mạc, Lê trung hưng, Lê mạt (1527-1789): Nhà Lê sụp đổ, nhà Mạc lên thay (1527). Đông Kinh trở lại tên Thăng Long. Năm 1588, nhà Mạc cho đắp 3 lần lũy đất bảo vệ thành Thăng Long, đến năm 1592 thì bị nhà Trịnh phá hủy nhưng vào năm 1790 thì nhà Trịnh cho đắp lại thành Thăng Long.
Thăng Long – Hà Nội thời Tây Sơn (1789-1802); tháng 11-1788, quân Thanh xâm lược nước ta. Tháng 12-1788, quân Thanh chiếm Thăng Long. Tháng 1-1789, với chiến thắng Ngọc Hồi, quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã giải phóng Thăng Long. Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đóng đô ở Huế. Thăng Long là thủ phủ của Bắc Thành (Bắc Bộ).
Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn sơ (1802-1831): Năm 1802, Gia Long lên ngôi, cho xây dựng kinh đô ở Phú Xuân, Huế. Thăng Long vẫn là thủ phủ của Bắc thành. Năm 1831, vua Minh Mạng cho sáp nhập mấy phủ, huyện Từ Liêm, Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín vào kinh thành Thăng Long, lập thành tỉnh Hà Nội. Tên Hà Nội xuất hiện từ năm đó.
Hà nội Thủ đô ngàn năm văn hiến – Ảnh: ST
Hà Nội thời chống thực dân Pháp xâm lược: Năm 1873, thực dân Pháp chiếm Hà Nội. Sau hơn 60 năm bị thực dân Pháp chiếm đóng, ngày 19-8-1945, Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi. Từ các cửa ô Cầu Giấy, chợ Dừa, Cầu Dền, Yên Phụ, các vùng ngoại thành Bưởi, Nghĩa Đô, Hà Đông, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng, Hoài Đức, từ bên kia sông Hồng, đồng bào nườm nượp về Nhà hát lớn dự mít tinh rồi biểu tình vũ trang đánh chiếm Phủ Khâm sai, Tòa thị chính, Sở cảnh sát trung ương, sở Mật thám… giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, Hà Nội cùng cả nước tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ. Ngày 10-10-1954, Hà Nội giải phóng. Sáng 10-10-1954, Ủy ban quân chính thành phố và bộ đội Đại đoàn 308 vào tiếp quản Hà Nội. 20 vạn nhân dân Hà Nội hân hoan đón mừng đoàn quân giải phóng qua 5 cửa ô, tiến về tập kết tại sân vận động Cột Cờ. Chiều 10-10, lễ mít tinh được tổ chức trọng thể tại sân vận động Cột Cờ, đánh dấu giờ phút lịch sử vẻ vang của Hà Nội.
Hà Nội thời chống Mỹ, cứu nước: Là đầu não của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hà Nội góp phần to lớn, xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Hai mươi năm, Hà Nội vừa xây dựng, vừa làm hết sức mình chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Từ năm 1954 đến 1975, Hà Nội có 8,9 vạn lượt người chi viện cho chiến trường miền Nam. Tháng Chạp năm 1972, Hà Nội đã làm nên kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không”, bắn rơi 30 máy bay của đế quốc Mỹ, đập tan cuộc tập kích chiến lược cuối cùng của chúng bằng không quân vào thủ đô nước ta, buộc đế quốc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, rút hết quân đội xâm lược về nước. Hà Nội được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuyên dương công trạng đã lập công to, xứng đáng là Thủ đô anh hùng.
Hà Nội thời đổi mới: Luôn luôn đi đầu cả nước trong thực hiện các nhiệm vụ chiến lược tiến hành và đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, Hà Nội là niềm tin của cả nước trong định hướng phát triển về mọi mặt. Uy tín và vị thế của Hà Nội ngày càng nâng cao trong nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Đạt được những thành tựu to lớn, quan trọng trong 25 năm đổi mới, làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội, bộ mặt Thủ đô, Hà Nội có thế và lực mới để tiến nhanh và tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng Thủ đô giầu đẹp, văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc nghìn năm văn hiến Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.
Có bề dầy lịch sử, văn hóa, truyền thống 1000 năm, Thăng Long – Hà Nội xứng đáng là “Thành phố vì hoà bình”, là “Thủ đô anh hùng”. Luôn luôn là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục của cả nước, đồng thời là trung tâm kinh tế và giao dịch quốc tế, Hà Nội trên chặng đường mới sẽ phát triển nhanh và bền vững, là niềm tin và niềm tự hào của nhân dân cả nước.