Vườn quốc gia Bù Gia Mập sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hoang dã tuyệt đẹp. Hiện tại, đây là nơi bảo tồn của hàng trăm nghìn loài động, thực vật khác nhau. Nếu có cơ hội hãy thử một lần ghé chân đến vườn quốc gia này nhé!
Vườn quốc gia Bù Gia Mập sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hoang dã tuyệt đẹp. Hiện tại, đây là nơi bảo tồn của hàng trăm nghìn loài động, thực vật khác nhau. Nếu có cơ hội hãy thử một lần ghé chân đến vườn quốc gia này nhé!
- Vận chuyển: Xe DL đời mới, máy lạnh, ti vi, ghế bật.
- Lưu trú: Khách sạn 2* đầy đủ tiện nghi, ngay trung tâm. (Từ 2 – 3 - 4 khách/phòng)
+ Bữa chính: 03 bữa cơm phần, tiêu chuẩn 120.000đ/bữa/kh (thực đơn đính kèm)
+ Bữa sáng: 02 bữa: phở, bún, hủ tíu…
- Bảo hiểm du lịch trọn tour: 30.000.000/trường hợp
- HDV: Nhiệt tình, vui vẻ, thuyết minh suốt tuyến.
- Vé tham quan theo chương trình bao gôm các trò chơi trong chương trinh ơ Vinh Sang
- Khăn lạnh, nước suối chai 500ml/khách/ngày, thuốc y tế
- Tặng đoàn: Hình lưu niệm, nón DL.
- Chi phí cá nhân ngoài chương trình
FUNNY TOUR – SỰ LỰA CHỌN CHO HÀNH TRÌNH
Về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
_________________________________
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo;
Căn cứ Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 33/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 18/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo;
Theo đề nghị của Thường trực Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thường trực Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh; Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Trà Vinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký./.
Trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 33/2014/QĐ-UBND Ngày 20/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
_______________________________________
Quy định này quy định về trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh từ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo do Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập.
1. Đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo Quy định này là người có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Trà Vinh gồm:
a) Người thuộc hộ nghèo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo.
b) Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Người thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật và người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước .
d) Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo và mổ tim gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí.
2. Cơ sở y tế của nhà nước thực hiện hoạt động hỗ trợ theo Quy định này là các Bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, bao gồm: Bệnh viện đa khoa huyện, Bệnh viện đa khoa khu vực, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, Bệnh viện ngoài tỉnh và Bệnh viện tuyến Trung ương (sau đây gọi chung là Bệnh viện công lập).
1. Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo (sau đây gọi tắt là Quỹ) hỗ trợ cho các đối tượng tại khoản 1, Điều 2 Quy định này khi điều trị nội trú tại các Bệnh viện công lập.
2. Trong thời gian điều trị, người bệnh thuộc đối tượng thụ hưởng của nhiều chế độ, chính sách hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau nhưng có cùng nội dung hỗ trợ thì chỉ được hưởng một mức hỗ trợ cao nhất.
3. Quỹ không hỗ trợ người bệnh trong các trường hợp sau:
b) Tự lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh (trái tuyến, vượt tuyến).
d) Người bệnh tự tử, tự gây thương tích; điều trị tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra.
đ) Không nộp đầy đủ giấy tờ theo quy định.
Điều 4. Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh được hình thành từ các nguồn sau:
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo.
- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh có Ban quản lý Quỹ; Quỹ được đặt tại Sở Y tế và có con dấu riêng theo quy định.
- Hàng năm Quỹ cấp kinh phí cho các bệnh viện công lập trong tỉnh để thực hiện chi phí hỗ trợ cho người nghèo theo quy định này.
Là đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1, Điều 2 của Quy định này.
Mức hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng này bằng 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày và được làm tròn số đến hàng ngàn đồng (Ví dụ: lương tối thiểu 1.150.000 đồng x 3% = 34.500 đồng, được làm tròn là 35.000 đồng).
Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện cho các đối tượng nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều 2 của Quy định này khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
a) Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của bệnh viện công lập: Thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho bệnh viện chuyển người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách vận chuyển, giá xăng tại thời điểm sử dụng và các chi phí cầu, phà, phí đường bộ khác (nếu có). Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh.
b) Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của bệnh viện công lập:
- Trường hợp vận chuyển bệnh nhân từ nhà (hoặc trạm y tế) đến bệnh viện huyện (hoặc đến bệnh viện khu vực, bệnh viện tỉnh nhưng đúng tuyến) có khoảng cách dưới 4 km được hỗ trợ 20.000 đồng (hai mươi ngàn đồng), khoảng cách trên từ 4 km trở lên được hỗ trợ 30.000 đồng (ba mươi ngàn đồng).
- Trường hợp chuyển viện (bệnh viện huyện lên bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện tỉnh chuyển viện lên tuyến trên): Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng. Bệnh viện chỉ định chuyển bệnh nhân thanh toán chi phí vận chuyển cho người bệnh, sau đó thanh toán với Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo.
Điều 8. Hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh
a) Đối tượng quy định tại điểm a, b và c khoản 1, Điều 2 của Quy định này nếu phải đồng chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm y tế từ 100.000 đồng trở lên thì được Quỹ hỗ trợ 50% số tiền người bệnh chi trả.
b) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1, Điều 2 của Quy định này nếu chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ 1.000.000 đồng/đợt trở lên được Quỹ hỗ trợ 50% số tiền người bệnh chi trả (nhưng tối đa không quá 40.000.000 đồng/đợt đối với trường hợp mổ tim; không quá 10.000.000 đồng/đợt và không quá 4 đợt/người/năm đối với trường hợp bệnh ung thư); trường hợp có BHYT thì được hỗ trợ như điểm a Điều này.
Điều 9. Trình tự, thủ tục hỗ trợ
a) Hồ sơ của người bệnh đề nghị hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh
- Điều trị tại bệnh viện trong tỉnh: Bản sao Bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng.
- Điều trị tại bệnh viện ngoài tỉnh: Bản sao giấy chuyển viện, bản sao giấy xuất viện, bảng sao Bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng và Biên lai thu viện phí (nếu có).
- Trường hợp người bệnh thuộc đối tượng điểm d khoản 1 Điều 2 của Quy định này nếu không có thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu (đính kèm).
b) Địa điểm nộp hồ sơ của người bệnh đề nghị hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
- Đối với người bệnh điều trị tại bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên trên địa bàn tỉnh: Nộp hồ sơ tại bệnh viện nơi người bệnh điều trị.
- Đối với người bệnh điều trị tại bệnh viện ngoài tỉnh: Nộp hồ sơ tại bệnh viện nơi người bệnh được chỉ định chuyển viện.
2. Đối với các bệnh viện công lập thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo theo Quy định này.
- Thực hiện tiếp nhận hồ sơ và hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh; tiền ăn; tiền vận chuyển cho người bệnh.
- Tổng hợp hồ sơ, chứng từ thanh toán với người bệnh; chi phí hỗ trợ của bệnh viện hàng tháng, hàng quý (theo mẫu thống nhất của Sở Y tế) quyết toán với thường trực Ban Quản lý Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo (tại Sở Y tế)
Điều 10. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan
a) Hàng năm, lập dự toán kinh phí hỗ trợ chi khám bệnh, chữa bệnh theo Quy định này và kinh phí hoạt động của Ban Quản lý Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
Trên cơ cơ dự toán được giao Ban Quản lý Quỹ chuyển kinh phí cho các bệnh viện thực hiện thanh toán cho người bệnh; đồng thời, thực hiện quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
b) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; các nguồn tài trợ, hỗ trợ của tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài cho Quỹ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
c) Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động của Quỹ tại cơ sở; tổng hợp tình hình hoạt động của Quỹ và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo định kỳ 6 tháng và năm.
d) Định kỳ lập báo cáo tài chính của Quỹ theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
e) Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các Bệnh viện trong tỉnh tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ đúng đối tượng, định mức theo Quy định này.
f) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, cấp phát kinh phí, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho các bệnh viện công lập trong tỉnh.
2. Các Bệnh viện công lập trên địa bàn toàn tỉnh.
a) Hàng năm, lập dự toán kinh phí hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định này trình Sở Y tế để tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền.
b) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí theo hướng dẫn của quy định này và thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Không sử dụng kinh phí hỗ trợ theo Quy định này vào mục đích khác.
c) Bệnh viện chịu trách nhiệm thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo với Sở Y tế đúng theo quy định .
a) Thẩm định dự toán kinh phí hỗ trợ chi khám bệnh, chữa bệnh theo Quy định này và kinh phí hoạt động của Ban Quản lý Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
b) Phối hợp Sở Y tế hướng dẫn sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo UBND cấp xã; phường, thị trấn các phòng, ban chức năng chuyên môn tổ chức tuyên truyền cho đối tượng thụ hưởng tại Quy định này kịp thời, chính xác và đúng đối tượng.
b) Chỉ đạo UBND cấp xã; phường, thị trấn chịu trách nhiệm xác nhận cho các đối tượng bệnh nhân mắc các bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo và mổ tim gặp khó khăn không đủ khả năng chi trả viện phí, có hộ khẩu tại địa phương, để các cơ sở y tế trong tỉnh hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh theo quyết định này.
c) Chỉ đạo cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến sâu rộng chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo và Quy định này tới người dân tại địa phương.
d) Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo tại địa phương.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bệnh viện công lập, các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố phản ánh về Sở Y tế (cơ quan thường trực Ban Quản lý Quỹ) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp./.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________________
ĐƠN XIN HỖ TRỢ CHI PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH
Tôi tên: ………………………………, sinh năm ………Dân tộc:……..
Địa chỉ: Ấp.................…....Xã…...................huyện..…………....Tỉnh Trà Vinh .
Số CMTND(nếu có) ........................... do.................. cấp ngày .../......./……..
Điện thoại liên lạc: ........................
Số Bệnh án:........................
Tôi thuộc đối tượng quy định tại khoản…. Điều 1 Quy định hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày ….. tháng..... năm 201.. của UBND tỉnh Trà Vinh.
Bị bệnh: .............................................................................................
Vào viện từ ngày / / đến ngày / /
Đã điều trị tại: ..............................................................................
Do điều kiện gia đình không có đủ tiền để thanh toán chi phí viện phí.Tôi viết đơn này kính, mong UBND xã, phường, thị trấn xác nhận cho tôi gặp khó khăn và xin bệnh viện hỗ trợ cho tôi một phần chi phí khám, chữa bệnh để bản thân tôi và gia đình bới phần khó khăn trong cuộc sống.
(Ký tên, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
………….., ngày … tháng … năm Người làm đơn
(Ký tên, hoặc điểm chỉ ghi rõ họ, tên)
04h00: Xe và Hướng dẫn viên của Vietnam Tourist đón quý khách tại điểm hẹn để khởi hành đi tour Cần Thơ 1 ngày . Trên đường đi, đoàn sẽ cùng HDV giao lưu, sinh hoạt và nghỉ ngơi trên xe.
Địa điểm 1: Văn phòng VIETNAM TOURIST - Số 54, đường D9, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM ( 04h00)
Địa điểm 2: Văn phòng VIETNAM TOURIST - Số 208, đường Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM ( 04h20)
Địa điểm 3: Trường THCS Chu Văn An - 115 Đ. Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ( 04h40). Lưu ý với điểm đón này, chiều về sẽ trả khách ở chợ Bến Thành
07h00: Qúy khách đến bến tàu Ninh Kiều Cần Thơ, Hướng dẫn viên hướng dẫn đoàn di chuyển lên thuyền để đến với chợ Nổi Cái Răng. Đây là điểm đến hấp dẫn không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn là điểm tham quan quen thuộc trong lịch trình khám phá Cần Thơ của nhiều đôi chân đam mê khám phá. Được hình thành từ đầu thế kỷ 20, Chợ nổi Cái Răng là nơi người dân miền Tây đến đây trao đổi, mua bán hàng hóa, đặc biệt là các đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chợ nổi Cái Răng nằm ngay ngã ba sông (nhánh sông Hậu và sông Cái Răng). Bởi vì tọa lạc ở vị trí đắc địa, vùng nước nông chứ không sâu nên tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu. Dần dần, tàu thuyền đến đây neo đậu ngày càng nhiều và trở thành một phiên chợ nổi vô cùng náo nhiệt. Vào năm 2016, Chợ nổi Cái Răng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trở thành niềm tự hào của người dân miền Tây sông nước.
Xuôi theo dòng sông Cần Thơ hiền hoà, chiếc thuyền du lịch đưa quý khách di chuyển trên sông khoảng 30 phút, Quý khách sẽ được ngắm nhìn khung cảnh bình minh đẹp tuyệt ngay trên dòng sông thơ mộng.
07h30: Quý khách đến với Chợ nổi Cái Răng. Tại đây, quý khách sẽ được thỏa thích tham quan, khám phá vẻ đẹp độc đáo của phiên chợ này. Sự nhộn nhịp, vui tươi của bầu không khí nơi đây đem đến những phút giây vui chơi, thư giãn tuyệt vời. Không chỉ vậy, người dân nơi đây cực kỳ thân thiện nên khi mua hàng hoặc ăn uống trên ghe, quý khách còn có thể lắng nghe họ kể dăm ba câu chuyện đời thường của người dân miền Tây sông nước.
Với sự đa dạng về mặt hàng hóa, việc buôn bán trên sông Cần Thơ từng gặp nhiều khó khăn khi chợ có không gian quá rộng, tiếng máy và tiếng người hòa lẫn vào nhau làm lấn át đi tiếng rao. Chính vì thế, phương thứ "4 treo" xuất hiện nhằm giúp cho người bán lẫn người mua dễ dàng nhận biết được ghe xuồng gần đó đang buôn bán gì.
Trong đó, "4 treo" có nghĩa là:
- Treo gì bán nấy: Chủ ghe buôn bán gì thì sẽ treo thứ đó lên cây bẹo (còn gọi là cây nêu) để ghe xuồng đối diện có thể dễ dàng nhận biết được mặt hàng.
- Treo mà không bán: Quần áo của các hộ gia đình sinh sống ngay trên ghe thuyền.
- Không treo mà bán: Đây chính là những chiếc ghe phục vụ ẩm thực trên sông cho mọi người như bún, hủ tiếu, cà phê kho, bánh mì thịt...
- Treo cái này nhưng bán khác: Khi chủ ghe muốn bán đi chiếc ghe của họ thì sẽ treo một tấm lá lợp nhà lên cây bẹo.
Quý khách dùng bữa sáng ngay trên chợ nổi với tô hủ tiếu, bún riêu cua nóng hổi hay tô cháo lòng, …
08h00: Chiếc tàu du lịch sẽ rời chợ nổi và đưa quý khách đến lò hủ tiếu. Tham quan mô hình sản xuất hủ tiếu truyền thống. Tại đây còn nổi tiếng với món bánh Pizza được làm từ hủ tiếu. Qua một vài công đoạn đơn giản như ướp gia vị vào sợi hủ tiếu, chiên hủ tiếu cho vàng, cho thêm giăm bông, tuỳ theo ý thích của du khách muốn thưởng thức, sẽ có ngay bánh pizza hủ tiếu ròn rụm hấp dẫn (chi phí tự túc).
08h30: Qúy khách quay lại bến tàu Ninh Kiều
09h00: Xe đưa Quý khách đến bến tàu, di chuyển sang khu du lịch Cồn Sơn:
Quý khách lên tàu thăm bè cá sông Hậu: Trên 30 bè cá lớn nhỏ kết thành một dãy dài chừng non cây số, hiên ngang trước sóng nước Cửu Long với rất nhiều loại cá như ba sa, chạch lấu, cá hô… nhưng chủ lực là cá thác lác cườm.
Massage cá Koi & thưởng thức chả cá Thác Lác: đoàn ngắm nhìn hàng nghìn con cá Koi với nhiều màu sắc khác nhau, trải nghiệm trò massage cá Koi vô cùng hấp dẫn. Khi massage xong, đoàn thưởng thức chả cá Thác Lác Cườm.
Tham quan vườn trái cây (theo mùa): Đến Cồn Sơn, khách sẽ được thăm những vườn chôm chôm, vườn nhãn, vườn bưởi, măng cục, dâu, ổi,… trĩu trịt quả và được tự tay lựa quả trên cây để hái và dùng ngay tại vườn.
Tham quan trải nghiệm khu Cá Lóc Bay, Quý khách được chiêm ngưỡng màn biểu diễn độc đáo của các chú cá lóc bay nhảy trên mặt nước một cảnh tượng thật lạ và đẹp mắt và tham quan vườn ổi thưởng thức những trái ổi tươi ngon từ trên cành.
12h00: Quý khách dùng bữa trưa tại LÀNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỒN SƠN với những món đặc sản đậm chất địa phương.
14h00: Quý khách ghé tham quan Phim trường CĂN NHÀ MÀU TÍM – nổi bật với tone màu tím chủ đạo, nhiều tiểu cảnh để Quý khách check in (chi phí tự túc)
15h30: Quý khách khởi hành về TP. Hồ Chí Minh.
18h00:Quý khách về đến Thành phố Hồ Chí Minh, xe đưa đoàn về điểm đón ban đầu. Kết thúc chuyến tham quan tour Cần Thơ 1 ngày.Hướng dẫn viên VIETNAM TOURIST thay mặt công ty gửi lời chia tay đến quý khách, hẹn gặp lại quý khách trong những chuyến đi sau!
KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH CHUYẾN THAM QUAN VUI VẺ !