Theo thông tin từ Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), Trường Cao đẳng Dược Hà Nội đăng ký trụ sở chính đặt tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên nhưng có nhiều văn phòng tuyển sinh ở TP Hà Nội.
Theo thông tin từ Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), Trường Cao đẳng Dược Hà Nội đăng ký trụ sở chính đặt tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên nhưng có nhiều văn phòng tuyển sinh ở TP Hà Nội.
Hiện nay chỉ riêng TP Hà Nội, ngoài 3 trường Cao đẳng Y Dược ASEAN, Trường Cao đẳng Dược Hà Nội và Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Dược Hà Nội nêu trên còn có rất nhiều trường tư được cấp mã ngành đào tạo y dược, sức khoẻ có tên na ná nhau như: Cao đẳng Y Hà Nội, Cao đẳng Y Dược Hà Nội, Cao đẳng Y khoa Hà Nội, Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội, Cao đẳng Y dược Cộng Đồng, Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch...
Trong đó, không ít trường chưa hoàn thành điều kiện theo quy định về đất đai và cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, thậm chí vẫn đang đi thuê địa điểm.
VIDEO: Sự thật trần trụi đằng sau tấm bằng cao đẳng y - dược chính quy
Bí mật "động trời" đằng sau tấm bằng cao đẳng chính quy ngành dược không qua đào tạo
Báo Sức khoẻ & Đời sống tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Cụ thể, chị Nguyễn Thị T. L (sinh năm 1988, trú tại phường Ngọc Châu, TP Hải Dương) cho biết, vì hoàn cảnh gia đình nên chị L có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan (XKLĐ) và được biết anh Trần Mạnh Toàn là chủ một trung tâm môi giới có địa chỉ tại số 23 ngách 2/1 ngõ 2 phố Nguyễn Khả Trạc, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
"Qua trao đổi, anh Toàn cho biết sẽ đưa tôi sang công ty Thái Khả Nhĩ tại Tân Trang, Đài Bắc để làm việc về nhựa. Công việc cụ thể là đứng máy cắt miếng nhựa. Được tư vấn về đơn hàng, tôi đã đồng ý đi với sự đảm bảo và chắc chắn của anh Toàn”, chị Lcho biết.
Sau đó, chị L được anh Toàn đưa sang gặp một người phụ nữ tên Quyên thuộc công ty XKLĐ nguồn nhân lực Việt Nam Thái Bình Dương (Công ty Thái Bình Dương) có địa chỉ tại tầng 4 Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị để ký hợp đồng.
Theo lời chị L, trong hợp đồng của chị với Công ty Thái Bình Dương thể hiện chị sẽ làm việc tại công ty bên Đài Loan có địa chỉ là số 2 ngõ 163, tầng 7 khu Bắc Triều, TP Tân Bắc, Đài Bắc và công việc của chị là làm cho công ty nhựa.
Chị L cho biết, chị đã đóng số tiền 136 triệu đồng để được đi XKLĐ nhưng khi sang đến nơi lại bị sắp xếp làm công việc khác không đúng theo hợp đồng, không đúng với hứa hẹn ban đầu khiến chị vô cùng bức xúc, ảnh hưởng đến tinh thần, sức khoẻ khi không được làm đúng chuyên môn của mình.
“Sau khi ký kết hợp đồng xong, anh Toàn yêu cầu tôi chuyển tiền cho anh làm thủ tục xuất cảnh. Tôi đã chuyển đủ 136 triệu đồng. Trong quá trình ký hợp đồng với công ty Thái Bình Dương, phía công ty không cho tôi giữ bản hợp đồng nội địa”, chị L cho hay.
Cũng theo lời chị L, khi sang Đài Loan làm việc, chị phải làm công việc về in. Công việc này tiếp xúc với hoá chất khiến sức khoẻ của chị không được đảm bảo nên chị đã quay về nước để đòi lại quyền lợi của mình.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì phía Công ty Thái Bình Dương vẫn không trả lại số tiền mà chị đã chi trả cho việc đi XKLĐ.
Trao đổi với phóng viên về sự việc này, bà Phạm Thị Minh Hương – nhân viên phòng đối ngoại Công ty Thái Bình Dương phủ nhận việc nhận tiền của chị L. đồng thời cho biết, sau khi sang Đài Loan làm việc được một tháng thì mẹ của chị L đến công ty làm việc sau đó phía Công ty Thái Bình Dương trao đổi sẽ chuyển chị L. sang bộ phận khác nhưng không được chấp thuận.
Theo bà Hương, thủ tục để đưa người lao động sang Đài Loan làm việc được thực hiện khi công ty phía Đài Loan có đơn hàng (cần tìm người lao động – PV) phía Công ty Thái Bình Dương sẽ chuyển đơn hàng cho các cộng tác viên để tìm nguồn.
Tiếp đến, khi đã tìm được nguồn, phía Công ty Thái Bình Dương sẽ chuyển thông tin sang phía Đài Loan và được phía Đài Loan xác nhận sau đó mới làm thủ tục, giấy tờ để đưa người lao động sang Đài Loan làm việc.
Trả lời câu hỏi phía Công ty Thái Bình Dương tiếp nhận hồ sơ của chị L như thế nào, hợp đồng với chị Linh ra sao thì bà Hương cho biết công ty Thái Bình Dương cho biết đến chị L. qua một công ty cộng tác viên khác ở địa chỉ Nguyễn Khả Trạc.
Theo chị L phản ánh về có người tên Toàn và chị chuyển tiền qua anh này thì bà Hương phủ nhận không biết người tên toàn là ai. Về hồ sơ tiếp nhận công ty Thái Bình Dương sẽ hỏi lại bộ phận tạo nguồn để xem có hợp đồng nào liên danh liên kết với chỗ anh Toàn bên cộng tác viên không.
Bà Hương cho biết thêm, theo như quy định, khi lao động về nước là do lao động xin về, công ty cũng chịu phí vé máy bay và VISA. Công ty sẽ nói chuyện với bên Đài Loan để hỗ trợ chi phí trả lại lao động khi về nước. Công ty Thái Bình Dương sẽ tạm ứng trước số tiền hơn 3.000 USD để trả lại cho lao động khi xin về nước.
“Một lần nữa, công ty khẳng định anh Toàn không phải là người của công ty Thái Bình Dương, không có hợp đồng lao động với công ty và công ty không biết anh Toàn là ai. Bên công ty cũng không hiểu sao người lao động lại không đủ tỉnh táo, không đủ thông minh để yêu cầu anh Toàn cung cấp các giấy tờ liên quan đến công ty Thái Bình Dương để đảm bảo an toàn. Thực chất, cũng đã có rất nhiều lần công ty bị nhiều đối tượng mạo danh nói là nhân sự của công ty Thái Bình Dương, người lao động nên hết sức cẩn thận trước những tình huống như vậy", bà Hương trao đổi thêm.
Đối với các câu hỏi về việc thu phí của người lao động, phía Công ty hẹn sẽ trao đổi vào một buổi khác đồng thời sẽ cung cấp hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc của chị L. Tuy nhiên, kể từ thời điểm cuối tháng 8 đến nay, sau rất nhiều cuộc điện thoại của phóng viên thì phía Công ty Thái Bình Dương vẫn “bặt vô âm tín”.
Như chúng ta đã biết, về vấn đề xuất khẩu lao động, doanh nghiệp làm về XKLĐ đưa người đi nước ngoài trong thời gian vừa qua đang là vấn đề nóng. Bên cạnh những công ty XKLĐ uy tín thì cũng có không ít công ty làm ăn không có tâm, lừa đảo người lao động đi nước ngoài gây thiệt hại về tài sản cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đứng trước sự việc trên, báo PLVN đề nghị Bộ Lao động Thương binh và xã hội và các cơ quan ban ngành nhanh chóng, khẩn trương vào cuộc để làm rõ vụ việc này, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin./.