Quảng bá doanh nghiệp với Infocom! Tối ưu SEO, tiếp cận hàng triệu KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC. Gọi ngay 0587.353.747 để được tư vấn!
Quảng bá doanh nghiệp với Infocom! Tối ưu SEO, tiếp cận hàng triệu KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC. Gọi ngay 0587.353.747 để được tư vấn!
Người lao động đã ký HĐLĐ chính thức với công ty, công ty đã thực hiện báo tăng. Nhưng người lao động lại thỏa thuận công ty là không đóng BHXH. Như vậy có được không ạ?
Tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như sau:
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Như vậy, theo quy định nêu trên khi ký hợp đồng lao động từ 01 trở lên thì đã thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc. Người lao động và người sử dụng lao động không có quyền thỏa thuận không tham gia BHXH trong trường hợp này.
Bên cạnh đó, Nghị định 28/2020/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với NLĐ có hành vi thỏa thuận với NSDLĐ không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.
Đi làm thêm thì có phải đóng BHXH không? Em làm thêm tại một siêu thị nhỏ, làm bán thời gian. Em làm khoảng tầm 3 đến 4 tháng tại đây ạ. Không biết trong thời gian này có phải đóng BHXH không ạ?
Theo quy định tại Bộ luật lao động 2019 thì đối với NLĐ làm việc không trọn thời gian (part time) thì NSDLĐ vẫn phải có trách nhiệm giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình thực tế về thời gian làm việc để lựa chọn hình thức giao kết HĐLĐ bằng lời nói hoặc văn bản.
Và Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, điều kiện để bạn được đóng BHXH bắt buộc gồm:
- Hợp đồng lao động từ 01 tháng;
- Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương không quá 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
- Mức lương tháng bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng BHXH.
Nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì chị sẽ được đóng BHXH. Do đó, chị có thể đối chiếu với trường hợp cụ thể của mình.
NLĐ không muốn tham gia BHXH bắt buộc thì công ty phải trả chi phí hỗ trợ cho khoản tiền này đúng không? Bên mình mới ký hợp đồng lao động với nhân sự mới. Nhưng bạn không muốn tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì cơ quan, doanh nghiệp có phải trả phần chi phí hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp cho người lao động không ạ?
Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Như vậy, khi bạn nhân viên này đã ký hợp đồng lao động với phía công ty chị mà hợp đồng có thời hạn từ 01 trở lên thì đã thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Bên cạnh đó, nếu công ty không thực hiện báo tăng, đóng BHXH cho người lao động thì có thể bị phạt tiền (Khoản 5 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP):
Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do đó, công ty cần giải thích cho NLĐ hiểu thêm về quyền lợi và nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc.
Tên nước ký Hiệp định, thỏa thuận
Thỏa thuận giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Hà Lan về những công dân Việt Nam rời CH Séc và Xlô-va-ki-a trước đây sang Hà Lan
Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHLB Đức về nhận trở lại công dân Việt Nam (kèm theo Nghị định thư thực hiện Hiệp định)
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canada về nhận trở lại công dân hai nước
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Ô-xtơ-rây-li-a về nhận trở lại công dân hai nước
Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CH Ba Lan về chuyển giao và nhận trở lại công dân của hai nước (kèm theo Nghị định thư thực hiện Hiệp định)
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len về các vấn đề di cư
Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CH Xlô-va-ki-a về nhận trở lại công dân hai nước
Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ LB Thụy Sỹ về nhận trở lại công dân hai nước
Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ VQ Na Uy về nhận trở lại công dân hai nước
Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CH Séc về nhận trở lại công dân hai nước (kèm theo Nghị định thư thực hiện Hiệp định)
Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ U-crai-na về nhận trở lại công dân hai nước
Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ về nhận trở lại công dân Việt Nam
Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thụy Điển về nhận trở lại công dân
Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ LB Nga về nhận trở lại công dân và Nghị định thư thực hiện Hiệp định
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Bỉ về các vấn đề di cư (có quy định về việc nhận trở lại những người di cư bất hợp pháp)
Bản ghi nhớ giữa Bộ Công an nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Nội vụ, Hải ngoại, Địa phương và Nhập cư nước Cộng hòa Pháp về Hợp tác trong lĩnh vực nhận trở lại công dân cư trú bất hợp pháp
Hiệp định nhận trở lại công dân giữa Việt Nam và Lít-va về nhận trở lại công dân hai nước