ĐĂNG KÝ HỒ SƠ DỰ TUYỂN TRỰC TUYẾN
ĐĂNG KÝ HỒ SƠ DỰ TUYỂN TRỰC TUYẾN
Phiếu nhập kho, xuất kho là chứng từ thể hiện việc mua vật liệu, hàng hóa nhập kho và xuất kho bán hàng hóa, thành phẩm
Tờ khai hải quan là chứng từ doanh nghiệp cần kê khai khi nhập, xuất khẩu hàng hóa từ nước ngoài.
Biên bản bàn giao hàng hóa là chứng từ xác thực của bên giao và bên nhận khi nhận được đầy đủ hàng hóa, tài sản.
Chứng từ này bao gồm các hoạt động có mối liên hệ với ngân hàng như: giấy báo nợ, rút tiền ngân hàng, gửi tiền ngân hàng, ủy nhiệm thu, séc…Vì vậy, khi ghi vào sổ cái tài khoản 112 các chứng từ kế toán liên quan đến ngân hàng cần căn cứ vào: séc rút tiền mặt, giấy ủy nhiệm chi, giấy báo có…
Bảng chấm công là chứng từ ghi chép ngày công làm việc trong tháng cho người lao động và cán bộ nhân viên, làm căn cứ để tính lương và thưởng, phụ cấp và các chế độ khác cho người lao động.
Bảng thanh toán tiền lương là căn cứ để chi trả lương cho người lao động và là cơ sở để các cơ quan ban ngành thanh, kiểm tra đơn vị.
Chứng từ kế toán giúp nhà quản trị đánh giá chất lượng của kế toán trong tổ chức, doanh nghiệp
Chứng từ kế toán là căn cứ để kế toán ghi sổ và thực hiện một số công việc kế toán ban đầu
Là cơ sở pháp lý cho những nghiệp vụ đã phát sinh và hoàn thành tại doanh nghiệp
Là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, quyết toán tại doanh nghiệp và xác định được mức độ sai phạm để ra quyết định xử phạt khi cần thiết.
Chứng từ kế toán trong doanh nghiệp được rập khuôn theo một quy chuẩn chung có sẵn của Luật kế toán. Các chứng từ này bắt buộc phải thể hiện chính xác, kịp thời và đầy đủ một số nội dung như: tên cá nhân đơn vị lập/nhận chứng từ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chữ ký của người lập, ngày tháng, số hiệu chứng từ người duyệt và người có liên quan đến chứng từ kế toán đó…
Theo quy định trong luật kế toán, các loại chứng từ kế toán phải được lập một cách đầy đủ số liệu, tuyệt đối không được tẩy xóa hay sửa chữa, không viết tắt. Khi lập sai chứng từ (hóa đơn giá trị gia tăng) thì chỉ cần gạch bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai chứ nhất định không được xé bỏ khỏi quyển.
Tuyệt đối không ký chữ ký khống, phải ký bằng loại mực không phai và không dùng mực đỏ. Không duyệt những chứng từ không có tính trung thực và đầy đủ, giám đốc, kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị chỉ được phép ký duyệt khi đã kiểm tra và xác minh cẩn thận tính chính xác của các thông tin được thể hiện trên chứng từ kế toán.
Trong việc hạch toán kế toán của doanh nghiệp, chứng từ kế toán có vai trò hết sức quan trọng. Chúng đảm bảo an toàn về mặt pháp lý của các số liệu được ghi chép và phản ánh trên sổ kế toán. Không những thế, nó còn giúp các chủ doanh nghiệp có thể kiểm tra và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của công ty mình, từ đó có thể đưa ra những định hướng phát triển hay những chiến lược cũng như làm căn cứ để giải quyết các vấn đề tranh chấp nếu xảy ra.
Bài viết trên đây là các nội dung liên quan đến chứng từ kế toán, hy vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các bạn. Nếu có bất cứ vấn đề liên quan nào chưa hiểu, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Học viện TACA để được tư vấn miễn phí.
Chứng từ kế toán là tài liệu quan trọng, có giá trị pháp lý là cơ sở để ghi sổ, để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ nên kế toán cần phải lưu trữ và bảo quản cẩn thận.
Cần sắp xếp một cách khoa học để thuận tiện cho việc tìm kiếm trước khi lưu trữ để không bị hư hỏng, mất mát chứng từ.
Căn cứ vào quy định pháp luật về kế toán để lưu trữ, hủy chứng từ kế toán.
Như vậy, với nội dung ngắn gọn nhưng bao quát được SAPP Academy thực hiện trong bài viết, hy vọng sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về chứng từ kế toán cùng những nội dung liên quan. Có thể thấy được vai trò không thể thiếu của chứng từ kế toán trong quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chèo lái một cách vững vàng mà không vướng phải những vấn đề pháp lý liên quan. Nếu có thắc mắc liên quan đến các lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán hay Tài chính, hãy liên hệ với đội ngũ SAPP để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
Liên hệ với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn
Để cung cấp đầy đủ và phản ánh kịp thời cho việc chỉ đạo và quản lý kinh tế bắt buộc phải dựa vào hạch toán kế toán. Nhưng muốn hạch toán kế toán chính xác thì đòi hỏi phải sử dụng các chứng từ kế toán. Vậy chứng từ kế toán là gì và nó có những loại nào? Để giúp các bạn giải đáp các thắc mắc trên, hãy cùng Học viện TACA tìm hiểu những thông tin hữu ích qua bài viết sau đây.
Khái niệm về chứng từ kế toán được ghi rõ trong luật Kế toán năm 2015. Đây là những loại giấy tờ hay những vật mang tin ghi nhận, phản án được nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tại doanh nghiệp và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Để chứng từ kế toán được chuẩn xác nhất và đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán, các chứng từ kế toán cần được kiểm tra kỹ lưỡng các nội dung sau đây:
Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ các nội dung trên chứng từ kế toán;
Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp theo quy định của pháp luật và Nhà nước về hình thức và nội dung chứng từ
So sánh và kiểm tra tính đúng đắn của số liệu, có phát sinh thực tế hay không? đúng với thực tế phát sinh hay chưa?
Đối với các chứng từ nội bộ cần kiểm tra việc chấp hành quy định của doanh nghiệp
Nội dung của chứng từ kế toán được cấu thành từ những yếu tố sau:
Yếu tố cơ bản cần phải có để cấu thành nên chứng từ kế toán bao gồm: tên chứng từ; ngày tháng năm lập; tên, địa chỉ bên lập và bên nhận chứng từ; nội dung nghiệp vụ kinh tế; các thông số về số lượng, đơn giá, số tiền bằng số, bằng chữ; chữ ký của những người có liên quan.
Lưu ý: đối với chứng từ thể hiện quan hệ giữa các pháp nhân thì cần có chữ ký của người đứng đầu đơn vị, ký và đóng dấu.
Yếu tố bổ sung không bắt buộc, tùy thuộc vào nhu cầu quản lý của các bên mà có thể bổ sung thêm vào chứng từ kế toán như: phương thức thanh toán, cách thức bán hàng, nhận hàng…
Sự hợp lệ của chứng từ kế toán cần đáp ứng những tiêu chí sau:
Tính pháp lý: Chứng từ cần có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan, các bên liên quan để đảm bảo tính pháp lý. Đó là cơ sở để tránh những tranh chấp xảy ra, trường hợp nếu có tranh chấp thì chứng từ sẽ là căn cứ để phân định đúng sai và trách nhiệm của các bên.
Đúng pháp luật: Với những chứng từ được Nhà nước quy định mẫu thì cần tuân thủ đúng hình thức và nội dung khi lập thì chứng từ mới hợp lệ. Đồng thời, cần đầy đủ nội dung và chữ ký của các bên.
Tính trung thực: Cần đảm bảo những nội dung ghi trong chứng từ kế toán thực tế có phát sinh, không được phép bịa đặt bởi đây là căn cứ chứng minh, xử phạt theo quy định của pháp luật nếu có sai phạm.
Tính rõ ràng: Các nội dung trên chứng từ kế toán cần trình bày rõ ràng, mạch lạc, câu từ dễ hiểu. Sử dụng mực vĩnh viễn, tránh các loại mực không được phép sử dụng trong kế toán như: bút chì, mực phai, mực đỏ…