Với môi trường đào tạo tiên tiến hiện đại, ngành học đa dạng cùng cơ hội việc làm rộng mở, du học Thạc sĩ Mỹ luôn là lựa chọn lý tưởng của cộng đồng sinh viên quốc tế. Vậy du học Thạc sĩ Mỹ cần những điều kiện gì? Học phí như thế nào? Cùng EI tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Với môi trường đào tạo tiên tiến hiện đại, ngành học đa dạng cùng cơ hội việc làm rộng mở, du học Thạc sĩ Mỹ luôn là lựa chọn lý tưởng của cộng đồng sinh viên quốc tế. Vậy du học Thạc sĩ Mỹ cần những điều kiện gì? Học phí như thế nào? Cùng EI tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thông thường, chi phí du học thạc sĩ Mỹ vào khoảng 30.000 đến 95.000 USD/năm bao gồm các khoản chi phí khác nhau. Tuy nhiên, mức phí này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như ngành học, trường học, mức học bổng, vị trí sinh sống…
Du học Thạc sĩ tại Mỹ đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về học vấn, tài chính cũng như xin visa dưới đây:
Để được tuyển sinh vào các chương trình đào tạo du học Thạc sĩ Mỹ, sinh viên cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về học vấn dưới đây:
Có thể thấy, các điều kiện về học vấn để du học Thạc sĩ Mỹ đều rất cơ bản và không quá khắt khe. Vì thế, bạn không cần phải lo lắng về điều kiện học vấn khi chuẩn bị đăng ký các chương trình du học thạc sĩ tại đây.
Để được chấp nhận hồ sơ du học Thạc sĩ Mỹ, bạn cũng cần phải đáp ứng được các thủ tục chứng minh tài chính như đảm bảo số dư tài khoản ngân hàng đáp ứng đủ các yêu cầu về chi phí sinh hoạt, đi lại, học phí… trong toàn bộ thời gian du học tại Mỹ, chứ không phải theo từng kỳ, từng năm.
Tùy vào từng trường học, ngành học, tiểu bang mà chi phí du học cũng có sự khác biệt:
Bạn cũng nên quan tâm đến thông tin về các suất Học bổng hay những gói hỗ trợ tài chính mà các trường ưu tiên cho sinh viên quốc tế, góp phần không nhỏ giảm thiểu chi phí du học đáng kể.
Một số thông tin cơ bản về chương trình Thạc sĩ Học thuật cụ thể như sau:
Một số thông tin cơ bản về chương trình Dự bị Thạc sĩ ở Mỹ cụ thể như sau:
Học phí trung bình cho hai năm học Thạc sĩ thường là 40.000$ và sẽ phụ thuộc vào chương trình học khác nhau.
Bạn có thể tham khảo Bảng thống kê học phí của một số trường đào tạo Thạc sĩ tại Mỹ dưới đây:
Bảng thống kê học phí tham khảo du học Thạc sĩ Mỹ theo ngành:
Chi phí như được thống kê ở trên là không hề rẻ, tuy nhiên, đây du học Thạc sĩ Mỹ là một bước tiến quan trọng để nâng cao trình độ học vấn, phục vụ rất nhiều cho công việc sau này của bạn nên hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình.
Nhờ sở hữu tấm bằng Thạc sĩ tại các trường Đại học ở Mỹ, sinh viên sẽ có một tương lai rộng mở với những cơ hội việc làm mức lương cạnh tranh. Hơn thế nữa, bạn cũng sẽ được đánh giá cao bởi các nhà tuyển dụng bởi du học Thạc sĩ Mỹ thể hiện năng lực học vấn và kỹ năng nghề nghiệp thực tiễn của bạn.
Cụ thể mức lương dành cho các ngành nghề tiềm năng ở Mỹ như sau:
EI là tổ chức uy tín thế giới trong việc hỗ trợ sinh viên quốc tế du học đến các quốc gia nói tiếng Anh trên thế giới như Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand. Tại EI, chúng tôi luôn sẵn sàng tìm kiếm các khóa học tốt nhất và kết nối các bạn học sinh, sinh viên đến với môi trường, ngành học phù hợp.
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin cơ bản về du học Thạc sĩ Mỹ và hướng dẫn cho bạn quy trình, cách thức để thực hiện. Nếu bạn vẫn còn bất kì câu hỏi nào khác, hay chưa thực sự chắc chắn về ý định du học của mình, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia du học của EI Education để được hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - một trong những lãnh đạo cấp Nhà nước có lương cao nhất thế giới
Đa phần các quốc gia nằm trong nhóm Top 6 nước dẫn đầu có ít tham nhũng nhất thế giới (theo khảo sát của Tổ chức Minh bạch quốc tế năm 2017) đều có điểm chung là đã thiết lập chính sách tiền lương theo hướng đãi ngộ xứng đáng cán bộ, công chức Nhà nước để họ có thể yên tâm công tác và không dám tham nhũng.
Singapore, một quốc đảo nhỏ bé ở Đông Nam Á được xếp ở vị trí thứ 6 (sau Thụy Sỹ, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, và New Zealand) trong tổng số 20 nước ít tham nhũng nhất thế giới vào năm ngoái.
Ngay từ năm 2007, Singapore đã tuyên bố áp dụng chế độ lương mới đối với hệ thống cán bộ công chức của nước này. Từ năm 2007, mức lương của Bộ trưởng và công chức ở Singapore đã đạt mức cao nhất thế giới.
Ví dụ, lương của Thủ tướng Singapore cao gấp 2 lần tổng thu nhập từ lương của Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Mỹ, ở mức 1,6 triệu USD/năm (tương đương hơn 3,5 tỷ VND). Trong khi đó, lương tháng và tổng lương năm của các quan chức Bộ trưởng ở Singapore cũng chỉ ở dưới mức 1,6 triệu USD một chút.
Ban đầu, chính sách trả lương cao của Singapore gặp phải sự phản đối dữ dội, chủ yếu từ người dân. Họ không tin mức lương cao là có lợi và cần thiết để ngăn ngừa tham nhũng.
Mặc dù vậy, sau một thời gian áp dụng, Chính phủ Singapore lập tức thu hút được nhiều nhân tài làm việc cho đất nước, tránh được hiện tượng chảy máu chất xám. Tuy nhiên, không phải cứ cán bộ là được hưởng lương cao. Lương một quan chức được hưởng phụ thuộc vào mức độ hiệu quả công việc cũng như chất lượng dịch vụ mà cơ quan, ngành, lĩnh vực mà họ phụ trách.
Việc đánh giá lương hàng năm của công chức nước này rất được coi trọng nhờ đó duy trì tính cạnh tranh với các khu vực tư nhân và chống tình trạng tham nhũng, lạm quyền.
Chính sách chấp nhận chi trả lương công chức cao được coi là lựa chọn chiến lược đúng đắn, hợp lý của các nhà lãnh đạo Singapore trong nhiều thập niên qua, nhờ đó Singapore đã thu hút và giữ được những người giỏi làm việc cho chính phủ, giúp bộ máy công chức hoạt động ngày càng hiệu quả.
Theo quy định của Chính phủ Singapore, một người được Nhà nước tuyển dụng vào làm công chức, quan chức cấp Chính phủ, hàng tháng buộc phải trích 5% tỷ lệ tiền lương để gửi quỹ tiết kiệm, con số này tăng dần theo mức lương tăng.
Khi đến tuổi nghỉ hưu, số tiền ấy hoàn toàn thuộc về công chức đó. Tuy nhiên, nếu bất kỳ quan chức, công chức nào phạm tội tham nhũng, dù chỉ bị xử lý hành chính buộc thôi việc ra khỏi ngạch công chức thì toàn bộ số tiền này sẽ bị Nhà nước tịch thu.
Cũng theo quy định, mỗi năm công chức Singapore phải khai báo tài sản hiện có của cả bản thân và vợ hoặc chồng, không được phép vay, tạm ứng Nhà nước khoản tiền vượt quá 3 tháng lương và khi tài sản tăng lên phải giải trình rõ. Công chức Singapore cũng không được phép nhận quà hoặc tiền trị giá trên 100 đô la Singapore (khoảng hơn 1.600.000 VND), nếu bị phát hiện sẽ xử lý theo luật hình sự.
Việc được hưởng lương cao và các chế độ đãi ngộ, vinh danh xứng đáng đã khiến đội ngũ công chức Singapore thực hiện bổn phận, trách nhiệm của mình một cách tự giác, nghiêm túc với “phương châm bốn không” gồm: Không được, không thể, không muốn và không dám tham nhũng.
New Zealand điển hình Các nước phương Tây
New Zealand được công nhận là một trong những quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới. Quốc gia này cũng là nước có nền hành chính công tốt nhất hành tinh. Trong danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất toàn cầu New Zealand cũng lọt Top 10.
Trong thập niên 80 của thế kỷ XX, New Zealand tiến hành cải cách cơ cấu hành chính công, bỏ dần diện “biên chế”. Chính quyền, bộ, ngành của New Zealand chia thành các bộ phận nhỏ nơi các phòng, ban trở thành những đơn vị độc lập và cạnh tranh với nhau. Những nhà lãnh đạo đứng đầu các phòng, ban trở thành các “giám đốc điều hành” (CEO) có hợp đồng với chính bộ trưởng của từng ngành.
Những nhà lãnh đạo có lương tính theo năm cao nhất thế giới
- Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long: 1.631.000 USD
- Tổng thống Singapore Halimah Yacob: 1.142.000 USD
- Tổng thống Thụy Sỹ: 507.000 USD
- 7 thành viên Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ: Mỗi người 495.000 USD
- Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen: 410.000 USD
- Thủ tướng Áo Sebastian Kurz: 310.000 USD
- Tổng thống Mỹ Donald Trump: 400.000 USD
- Thủ tướng Canada Justin Trudeau: 296.400 USD
- Thủ tướng New Zeland: 325.546 USD
- Thủ tướng Anh Theresa May: 215.980 USD
Việc cải cách này khiến ngân sách cho hành chính công được kiểm soát chặt chẽ hơn, đội ngũ công chức hợp đồng được trả lương cao hơn cũng như cải thiện hiệu quả hoạt động và đơn giản hóa quy trình báo cáo công tác của các bộ phận.
Các công chức có thể dễ dàng được ký hợp đồng hoặc bị cho sa thải theo luật lao động nếu không đáp ứng kỳ vọng và tạo được uy tín, hiệu quả trong công việc.
New Zealand trả lương cao công chức là cán bộ nghiên cứu khoa học (có thể kiếm được từ 112.000 - 216.000 USD); Giám đốc điều hành khu vực công (có hợp đồng với các bộ, mức lương của họ từ 120.000 - 700.000 USD/năm);
Thị trưởng, bộ trưởng, các chính trị gia, lãnh đạo đất nước (mức lương chi trả cho các thành viên tùy thuộc vào vị trí của họ nhưng thấp nhất thường là 160.000 USD/năm. Cao nhất là Thủ tướng được trả 325.546 USD/năm.
Trong khi đó, tại một số nước khác như: Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Sỹ, Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Áo, Canada... đội ngũ công chức ở các nước này cũng nhận được các khoản lương, đãi ngộ khá cao so với thu nhập trung bình của người dân mỗi nước để họ có thể cơ bản yên tâm lo việc công, cống hiến và hoạt động đúng bổn phận, chức năng được phân công, bầu chọn đảm nhiệm.
Nói như vậy không có nghĩa là tại các quốc gia này hoàn toàn không có tham nhũng, nhiều vụ việc vẫn bị cáo buộc và được phanh phui. Tuy nhiên, do đặc thù thể chế, tại các nước này luôn có các cơ chế giám sát và kiểm tra lẫn nhau giữa các cơ quan, tổ chức công quyền cũng như giữa các đảng phái với nhau.
Khi một quan chức, dù ở vị trí nào bị phát hiện hay cáo buộc có dính dáng đến tham nhũng lập tức sẽ vấp phải áp lực yêu cầu điều tra từ các đảng phái, đối thủ chính trị.
Lúc này, một cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định điều tra, thậm chí mời người bị cáo buộc phải tham dự điều trần để làm rõ ngọn ngành, một khi bị buộc tội tham nhũng, họ phải đối mặt với các mức án hình sự, sự nghiệp chính trị của người đó vì thế cũng bị coi như chấm dứt, thanh danh, uy tín của đảng có quan chức phạm tội cũng mất đi.