Ngành May Măc

Ngành May Măc

Nhận hàng may từ tổ trưởng. Thực hiện việc may, ủi công đoạn… theo yêu cầu, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Thực hiện việc chỉnh sửa công đoạn đã may, ủi… theo yêu cầu từ tổ trưởng chuyền,KCS. Tham gia các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của tổ theo điều động của quản lý. Tham gia các khóa đào tạo nâng cao tay nghề khi được doanh nghiệp tạo điều kiện. Thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu của cấp trên.

Nhận hàng may từ tổ trưởng. Thực hiện việc may, ủi công đoạn… theo yêu cầu, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Thực hiện việc chỉnh sửa công đoạn đã may, ủi… theo yêu cầu từ tổ trưởng chuyền,KCS. Tham gia các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của tổ theo điều động của quản lý. Tham gia các khóa đào tạo nâng cao tay nghề khi được doanh nghiệp tạo điều kiện. Thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu của cấp trên.

XUẤT HIỆN ĐIỂM SÁNG NHƯNG CHƯA HẾT KHÓ KHĂN

Năm 2023, trong khi nhiều doanh nghiệp cắt giảm lao động để tiết kiệm chi phí, Tổng công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) vẫn duy trì việc làm và thu nhập ổn định 9,4 triệu đồng/người/tháng cho 18.000 lao động. Năm 2024, TNG dự kiến nâng tổng công suất thêm 15% với việc triển khai thêm 45 chuyền may và tuyển thêm 3.000 công nhân, bắt đầu từ tháng 3/2024. Đồng thời, Công ty sẽ dịch chuyển hai nhà máy may Việt Đức và Việt Thái vào trong khu công nghiệp Sơn Cẩm nhằm tăng tính liên kết với các nhà máy phụ trợ, qua đó cải thiện hiệu suất tổng thể.

Tương tự, Công ty cổ phần Đầu tư – Thương mại – Dệt may Thành Công (TCM) gần như đã chạy hết công suất trở lại khi đã nhận khoảng 98% đơn hàng cho quý 1 và bắt đầu đón nhận những đơn hàng của quý 2/2024. Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT của TCM, cho biết tình hình đơn hàng sản xuất đã có sự cải thiện những tháng gần đây. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam là Mỹ, thường chiếm hơn 50% kim ngạch. Do đó, theo ông Tùng, sự phục hồi của ngành dệt may phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Là doanh nghiệp nhỏ và vừa, Công ty TNHH May mặc Dony (Bình Chánh, TP.HCM) đã có đơn hàng đến hết tháng 4 với khách hàng từ Mỹ, Singapore, Campuchia, Malaysia... Số lượng hàng xuất của công ty tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái và doanh nghiệp đang đàm phán cho đơn hàng tới tháng 8 năm nay. Mục tiêu của công ty năm nay là tăng trưởng 15%. “Mới đây, khách hàng Trung Đông có hẹn báo giá cho đơn hàng số lượng khoảng 2 container 40 feet. Đây là hứa hẹn khởi đầu tốt cho năm 2024”, ông Phạm Quang Anh cho biết.

Trái ngược với bức tranh đang dần sáng màu của ngành dệt may, vẫn còn đó những công ty rơi vào cảnh khó khăn, không có đơn hàng, cho công nhân nghỉ việc  gần hết. Cụ thể, Công ty CP May Sài Gòn (Garmex Sài Gòn) khép lại năm tài chính 2023 với doanh thu gần 8,3 tỷ đồng, giảm 97% so với năm 2022 và lỗ sau thuế gần 52 tỷ đồng. Doanh nghiệp này cũng đã lỗ trong 6 quý liên tiếp. Garmex Sài Gòn cho biết công ty hiện không có đơn hàng, nếu giữ sản xuất tại các nhà máy thì công ty sẽ lỗ rất nhiều. Vì vậy, doanh nghiệp này đã tổ chức lại bộ máy, cắt giảm lao động, tạm ngưng sản xuất để giảm thiểu thiệt hại.

Cũng như Garmex Sài Gòn, hoạt động kinh doanh của Công ty CP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex) càng thêm khó khi xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán với “gã khổng lồ” Amazon. Nhờ lãi quý 4 đột biến, Công ty thoát được một năm thua lỗ khá ngoạn mục, với lãi ròng cả năm đạt 28 tỷ đồng, nhưng giảm mạnh 92% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất của GIL trong 17 năm qua, kể từ năm 2007.

Tương tự, Công ty TNHH Hansae Việt Nam - doanh nghiệp chuyên gia công đồ may mặc thể thao xuất khẩu tại khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi (TP.HCM) cũng cắt giảm lao động từ gần 11.000  xuống còn khoảng 2.500 công nhân. Dù đứng ngoài làn sóng sa thải, nhưng Vinatex buộc phải hy sinh lợi nhuận, cổ tức để giữ chân 62.000 lao động và đảm bảo lương không giảm quá sâu…

Nội dung đầy đủ của bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 11-2024 phát hành ngày 11/03/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Chào mừng các bạn đến với lộ trình học TOEIC miễn phí từ Mr. Định – một nguồn tài liệu quý báu giúp bạn chinh phục kỳ thi TOEIC một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. TOEIC (Test of English for International Communication) là một trong những kỳ thi tiếng Anh quốc tế […]

Theo báo cáo từ Vitas, thị trường đứng đầu trong xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn là thị trường Mỹ, với hơn 11 tỷ USD; thứ 2là Nhật Bản khoảng 3 tỷ USD; Hàn Quốc 2,43 tỷ USD; EU gần 2,9 tỷ USD… Đây là 4 thị trường trọng điểm của dệt may Việt Nam.

Ngoài đơn hàng giảm, doanh nghiệp còn đối mặt với việc giá cả xuống thấp. do vậy, một số doanh nghiệp phải tiếp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh để duy trì hoạt động. thách thức với doanh nghiệp dệt may chưa dừng lại khi ngày càng nhiều thị trường nhập khẩu dệt may lớn đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc liên quan tới thẩm định quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế, xử lý chất thải dệt may,…

Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày việt nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2035 được chính phủ phê duyệt mới đây sẽ là nền móng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sợi – dệt – nhuộm, tạo cơ hội cho ngành dệt may tận dụng ưu đãi từ các hiệp định.

Hiệp hội dệt may việt nam sẽ tiếp tục sát cánh cùng doanh nghiệp, thực hiện tốt vai trò kết nối các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hình thành chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường xuất khẩu.cùng với đó, phối hợp với các tổ chức quốc tế uy tín triển khaicác chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về quản trị, chuyển đổi xanh, công nghệ mới, thiết kế, xây dựng thương hiệu…

Lượng đơn đặt hàng có dấu hiệu phục hồi vào tháng 5 năm 2023, nhưng không thay đổi trong tháng 7 và vẫn rất yếu trong tháng 9. Toàn bộ chuỗi giá trị dệt may đang hoạt động với số lượng đơn đặt hàng tối thiểu. Có ý kiến cho rằng khi các thươnghiệu và nhà bán lẻ không tăng đơn hàng thì toàn bộ chuỗi giá trị sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Nguyên nhân lớn dẫn đến sự chậm lại như vậy là do xung đột Ukraine-Nga, khiến hàng tồn kho ở mứccao và đơn đặt hàng giảm đi đáng kể.

Mục tiêu xuyên suốt năm 2024 của ngành dệt may việt namlà tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, phát triển bền vững đi đôi với thích ứng mục tiêu đòi hỏi của thị trường toàn cầu về xanh hoá, giảm rác thải nhà kính, đầu tư sâu vào hệ thống nồi hơi đốt bằng điện, giảm dần nồi hơi đốt bằng nhiên liệu hóa thạch. trong đó, đầu tư vào quản trị số, kiểm soát thích ứng với ngành công nghiệp dệt may toàn cầu, thựchiện công nghệ hoá, tự động hoá ở một số dây chuyền sản xuất thích ứng giao hàng nhanh, mã hàng nhỏ, chất lượng cao và tập trung giải pháp phát triển công nghiệp thời trang.

Trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong và ngoài nước, toàn ngành dệt may việt nam nổ lực vượt khó để duy trì đơn hàng, đặt mục tiêu năm 2024 đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ usd.