Mã Ngành Nghề Môi Trường

Mã Ngành Nghề Môi Trường

Đăng ký thành lập công ty môi trường cần phải lưu ý một số tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

Đăng ký thành lập công ty môi trường cần phải lưu ý một số tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh công ty môi trường:

Hiện nay, cùng với sự gia tăng không ngừng nghỉ của dân số và quá trình đô thị hóa diễn ra vô cùng nhanh chóng và phức tạp, kéo theo đó là hàng loạt những hệ lụy và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường là một vấn đề nan giải được nhiều người quan tâm.

Nhiều công ty trong lĩnh vực môi trường đã được thành lập, hoạt động để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trên thực tế tuy nhiên vẫn không thể giải quyết được hết lượng rác thải mà con người thải ra hằng ngày, nếu bạn đang có nhu cầu và dự định đăng ký thành lập công ty môi trường tuy nhiên chưa nắm rõ ngành nghề hoạt động của công ty môi trường thì có thể tham khảo nội dung liên quan đến Mã ngành nghề đăng ký công ty môi trường trong bài viết này.

Bắt đầu kể từ 20/08/2018, khi đăng ký ngành nghề kinh doanh thì cần phải tham khảo, lấy mã ngành nghề theo Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam được quy định trong Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.

Theo đó, mã ngành nghề đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực môi trường bao gồm:

Khử độc các vùng đất và nước ngầm tại nơi bị ô nhiễm, ở vị trí hiện tại hoặc vị trí cũ, thông qua sử dụng các phương pháp cơ học, hoá học hoặc sinh học;

Khử độc các nhà máy công nghiệp hoặc các khu công nghiệp, gồm cả nhà máy và khu hạt nhân;

Khử độc và làm sạch nước bề mặt tại các nơi bị ô nhiễm do tai nạn, ví dụ như thông qua việc thu gom chất gây ô nhiễm hoặc thông qua sử dụng các chất hoá học;

Làm sạch dầu loang và các chất gây ô nhiễm trên đất, trong nước bề mặt, ở đại dương và biển, gồm cả vùng bờ biển;

Dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết;

Lưu ý về mã ngành nghề đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực môi trường như sau: Với mã ngành nghề xử lý chất thải nguy hại thì các dân nghiệp, công ty cần phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép sử lý chất thải độc hại.

Thủ tục đăng ký thành lập công ty môi trường:

Căn cứ theo quy định tại Điều 32, Điều 33 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy trình và thủ tục đăng ký thành lập công ty môi trường được thực hiện như sau:

Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu đăng ký thành lập công ty môi trường cần phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ đăng ký thành lập công ty môi trường bao gồm các loại giấy tờ sau:

Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;

Danh sách cổ đông trong công ty, thành viên trong công ty;

Bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ sau: Chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp đối với các tổ chức kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định ủy quyền của người đại diện theo ủy quyền của các tổ chức; quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức;

Các loại giấy tờ khác có liên quan.

(Căn cứ theo quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022; Điều 23 và Điều 24 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Bước 2: Sau khi chuẩn bị hồ sơ hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ theo quy định của pháp luật. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho cá nhân nộp hồ sơ. Sau khi trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải xác minh thông tin trong thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của các loại giấy tờ, tài liệu trong thành phần hồ sơ, cập nhật văn bản đó vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ).

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cần phải cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu.

Và trong quá trình đăng ký thành lập công ty môi trường cần phải lưu ý một số vấn đề liên quan đến tên doanh nghiệp và vốn điều lệ như sau:

Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022 có quy định về tên doanh nghiệp, cần phải chú ý một số vấn đề sau:

Không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các doanh nghiệp đã được thành lập trước đó;

Không được sử dụng tên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp để làm toàn bộ tên hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, ngoại trừ trường hợp được sự đồng ý, chấp nhận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;

Không được sử dụng các ký tự, từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống văn hóa lịch sử, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, về vốn điều lệ. Pháp luật không đặt ra vấn đề liên quan đến vốn điều lệ tối thiểu trong quá trình đăng ký thành lập công ty môi trường, vì vậy có thể đăng ký vốn điều lệ phù hợp với khả năng.

Thứ ba, về con dấu doanh nghiệp theo quy định tại Điều 43 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022 có quy định:

Doanh nghiệp có quyền quyết định loại con dấu, số lượng con dấu, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp, văn phòng đại diện và các đơn vị khác trực thuộc doanh nghiệp;

Quá trình quản lý, sử dụng và lưu trữ con dấu sẽ được thực hiện theo nội dung tại Điều lệ công ty và quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp, văn phòng đại diện hoặc các đơn vị khác trực thuộc doanh nghiệp có con dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng con dấu trong các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.