Hiệp Định Ada Tiếng Việt

Hiệp Định Ada Tiếng Việt

Hiệp định/ thỏa thuận thương mại (còn được gọi là hiệp ước thương mại) là một hiệp định hoặc thỏa thuận thuế, thuế quan và thương mại rộng rãi thường bao gồm bảo lãnh đầu tư. Nó tồn tại khi hai hoặc nhiều quốc gia đồng ý về các điều khoản giúp họ giao dịch với nhau. Các hiệp định thương mại phổ biến nhất là các loại hình thương mại tự do và ưu đãi được ký kết nhằm giảm (hoặc loại bỏ) thuế quan, hạn ngạch và các hạn chế thương mại khác đối với các mặt hàng được giao dịch giữa các bên ký kết.

Hiệp định/ thỏa thuận thương mại (còn được gọi là hiệp ước thương mại) là một hiệp định hoặc thỏa thuận thuế, thuế quan và thương mại rộng rãi thường bao gồm bảo lãnh đầu tư. Nó tồn tại khi hai hoặc nhiều quốc gia đồng ý về các điều khoản giúp họ giao dịch với nhau. Các hiệp định thương mại phổ biến nhất là các loại hình thương mại tự do và ưu đãi được ký kết nhằm giảm (hoặc loại bỏ) thuế quan, hạn ngạch và các hạn chế thương mại khác đối với các mặt hàng được giao dịch giữa các bên ký kết.

Những thông tin đầu tiên về sự tồn tại của nghị định thư bí mật

Hiệp ước đã được công bố ngay sau khi ký kết, và các thông tin về nghị định thư bổ sung đã được giữ bí mật. Tuy nhiên, nội dung của nó đã bị giới ngoại giao tiết lộ gần như ngay lập tức. Sáng ngày 24 tháng 8, nhà ngoại giao Đức Hans von Hervart thông báo cho đồng nghiệp người Mỹ của ông là Charles Bohlen đầy đủ nội dung của nghị định thư bí mật.[98] Những điều khoản thỏa thuận giữa Liên Xô và Đức còn xuất hiện trong một thứ được gọi là "Bài phát biểu của tại một cuộc họp Bộ Chính trị ngày 19 tháng 8 năm 1939". Tài liệu này được cơ quan thông tấn Havas của Pháp đưa tin vào tháng 11 năm đó. Một số nhà nghiên cứu xem nó như một tài liệu chính gốc,[99] trong khi nhiều người khác không thừa nhận nó.[100][101] Tuy nhiên, cho đến cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, những tài liệu này vẫn được lợi dụng, mặc dù nó đã được xác nhận rõ ràng và đầy đủ hơn nữa.

Năm 1945, các văn bản gốc bằng tiếng Đức của nghị định thư bổ sung đã được Quân đội Liên Xô thu giữ và chuyển về Moskva, nhưng bản chụp của nó trên microfilm vẫn được bảo quản trong kho lưu trữ tài liệu của Bộ Ngoại giao của Đức. Tháng 5 năm 1945, Thư ký Bộ Ngoại giao Đức Karl von Loesch đã đưa bản sao này cho viên Trung tá người Anh R. S. Thompson. Trong bài phát biểu công khai về nghị định thư bí mật lần đầu tiên được nêu ra tại Tòa án Nürnberg, bị cáo Karl von Loesch đã thừa nhận đã thực hiện sao chép một thoả thuận bí mật về quốc phòng. Ông này cũng cho biết Ribbentrop, và sau đó là Hess đã nhận một bản sao của bản sao và cố gắng để đọc nó. Nhưng ông ta đã từ chối cho biết nguồn gốc của tài liệu tại tòa án. Sau này trong hồi ký của mình, ông này lại nói rằng mình đã nhận được văn bản từ tình báo Mỹ. Một vài tháng sau đó, ông ta định công bố nó trên tờ tạp chí Mỹ "St Louis Post công báo", nhưng tạp chí không chấp nhận điều này. Những cũng chính từ tạp chí đó mà thông tin này gây được tiếng vang rộng rãi vào năm 1948 khi nó được xuất bản trong một bộ sưu tập của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: "Quan hệ Đức Quốc xã – Liên Xô, 1939–1941".[102][103] Ngoài ra, trong bộ sưu tập còn có các thứ ngoại giao giữa Đức với Liên Xô bằng tiếng Đức, trong đó có các nội dung liên quan trực tiếp đến sự thỏa thuận bí mật.[104] Trên thực tế, các tài liệu này đã giúp cho một số nhà nghiên cứu có cơ sở để so sánh các chính sách của Liên Xô với các chính sách của Đức Quốc xã với đánh giá Liên Xô đã đồng lõa cùng Đế chế thứ ba trong sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. Về vấn đề này, câu hỏi về nghị định thư bí mật giữa Đức Quốc xã và Liên Xô (cũng như Hiệp ước không xâm lược và Hiệp ước biên giới hữu nghị và biên giới) rất có ý nghĩa chính trị.[105]

Ở Liên Xô, sự tồn tại của Nghị định thư bí mật đã bị bác bỏ thẳng thừng. Sau khi chiến tranh nổ ra, Moskva đã được sơ tán, trong đó có bản sao thứ hai của nguyên bản tiếng Đức. Chúng được lưu giữ trong tủ cá nhân an toàn của Stalin và sau đó là trong kho lưu trữ của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.[106].

Năm 1948, để phản ứng với việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xuất bản cuốn sách có tên gọi "Quan hệ Đức Quốc xã – Liên Xô", Cục Thông tin Liên Xô đã xuất bản cuốn sách "Sự xuyên tạc lịch sử", trong đó có các phản biện và những cáo buộc Anh, Mỹ và cộng đồng các nước phương Tây có liên quan đến vấn đề cung cấp tài chính của Đức vào năm 1930. Sau đó, vấn đề mối quan hệ tài chính của Đức Quốc xã với các tập đoàn tư bản Mỹ được che giấu triệt để đã được nhà kinh tế học người Anh nổi tiếng Anthony Sutton làm rõ trong cuốn sách Phố Wall và sự nổi lên của Hitler của ông.[107] Trái ngược với những ấn phẩm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là một bộ sưu tập các tài liệu lưu trữ, các phiên bản được Liên Xô công bố chỉ có dưới dạng những đoạn trích chứ không phải là toàn bộ tài liệu với cấu trúc thống nhất.[108] Sự tồn tại của Nghị định thư bí mật đã bị Molotov bác bỏ từ trước khi ông chết. Ông cũng đã nhiều lần bày tỏ điều này trong các cuộc phỏng vấn của nhà văn Feliks Ivanovich Chuyev.[109]

Vấn đề Hiệp ước không xâm lược Xô – Đức và đặc biệt là Nghị định thư bí mật đã được lật lại ở Liên Xô trong thời cải tổ, chủ yếu do áp lực của Ba Lan thông qua Hiệp hội nghiên cứu lịch sử hai nước Ba Lan – Liên Xô. Để nghiên cứu vấn đề này, một ủy ban đặc biệt đã được thành lập do Bộ trưởng Thông tin tuyên truyền Alexander Yakovlev lãnh đạo. Ngày 24 tháng 12 năm 1989, sau khi nghe báo cáo của Yakovlev về những phát hiện của các nhà nghiên cứu trong Hiệp hội, Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên Xô đã thông qua một nghị quyết lên án Nghị định thư bí mật (ghi nhận việc thiếu bản gốc nguyên văn nhưng công nhận tính xác thực của nó dựa trên các chữ viết tay, bản ảnh kỹ thuật và xét nghiệm từ vựng trong bản sao cũng như các sự kiện tương ứng tiếp theo của nó).[110] Đồng thời, lần đầu tiên tại Liên Xô, văn bản của Nghị định thư bí mật (từ bản microfilm của Đức) đã được xuất bản tại tạp chí "Câu hỏi của Lịch sử" số 6 năm 1989.[111]

Bản đầu của Nghị định thư bí mật được lưu giữ trong kho của Tổng thống Liên Xô (nay là Lưu trữ của Tổng thống Nga tại một thư mục đặc biệt, số hiệu 34.[112] Nhưng một trong những người biết về sự tồn tại của nó, Mikhail Gorbachev cũng chỉ được biết từ năm 1987. Theo người trợ lý của ông là V. A. Boldin, đã có lúc Gorbachev đã muốn tiêu huỷ tài liệu này.[106]. Ngày 30 tháng 10 năm 1992, việc giải mật các tài liệu lưu trữ được thực hiện. Sau đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Chính trị của Quân đội và Hải quân Liên Xô Thượng tướng Dmitry Antonovich Volkogonov đã công bố nội dung của nghị định thư này trên Tạp chí Khoa học Lịch sử đương đại và hiện đại, số 1 năm 1993.[111]

Hai năm sau, khi quân đội Đức tràn sang tấn công Liên Xô trong sự vi phạm trắng trợn mà thực chất là đã xé bỏ Hiệp ước không xâm lược, Stalin vẫn còn biện minh cho việc thỏa hiệp với Hitler. Trong bài diễn văn truyền thanh gửi đến nhân dân Liên Xô ngày 3 tháng 7 năm 1941, Stalin phát biểu:

Nhưng có đúng thế không? Từ lúc bấy giờ cho đến nay, tranh luận đã nổ ra về điểm này. Sự thực là bản hiệp ước đã cho Liên Xô một khoảng thời gian để củng cố quốc phòng là điều hiển nhiên. Chỉ trong một thời gian ngắn sau hiệp ước Liên Xô đã có vị thế quân sự vững mạnh chống lại Đức phía bên trong biên giới Liên Xô, kể cả những căn cứ quân sự ở các quốc gia vùng Baltic như Latvia, Estonia và Phần Lan. Và quan trọng nhất, hiệp ước đảm bảo cho điện Kremlin là nếu sau này Liên Xô bị Đức tấn công thì các cường quốc phương Tây lúc ấy đã tỏ rõ đường lối chống Đức, và Liên Xô sẽ không phải đơn độc chống chọi với Đức như Stalin đã lo sợ suốt mùa hè 1939.

Tất cả những điều trên là sự thật nhưng vẫn có lập luận theo cách khác. Vào lúc Hitler tấn công Liên Xô, quân đội của Ba Lan và Pháp cùng lực lượng viễn chinh Anh trên lục địa châu Âu đã bị tiêu diệt, và Đức có mọi nguồn lực toàn châu Âu để huy động mà không bị trói tay vào mặt trận nào của phương Tây. Suốt các năm 1941, 1942 và 1943, Stalin than phiền một cách cay đắng rằng không có mặt trận nào khác chống lại Đức và rằng Liên Xô phải hứng chịu hầu như toàn bộ sức mạnh của Quân lực Đức. Trong khoảng thời gian 1939–1940, còn có một mặt trận của phương Tây để chia bớt sức mạnh của Đức và Ba Lan không thể bị tràn ngập chỉ trong nửa tháng nếu Liên Xô hỗ trợ cho họ thay vì đưa quân vào các vùng đất trong biên giới cũ của nước Nga Sa hoàng.

Hơn nữa, có lẽ đã không có chiến tranh nếu Hitler biết sẽ phải đương đầu với cả Liên Xô, Ba Lan, Anh và Pháp. Xét qua lời khai của các tướng lĩnh Đức trước Tòa án Nüremberg, ngay cả khi các nước này tuy hiền hòa về chính trị nhưng vẫn có thể ngăn chặn được cuộc chiến của Đức chống lại một liên minh hùng mạnh như thế. Theo báo cáo của đại sứ Pháp tại Đức, cả Keitel và Brauchitsch đều cảnh báo với Hitler rằng Đức ít có cơ may chiến thắng nếu Liên Xô đứng về phe kẻ thù của Đức. Tuy nhiên, cũng phải nói lại rằng chính nước Anh cũng chơi trò "bắt cá hai tay", vừa đàm phán với Liên Xô, vừa đàm phán để ký kết với Đức một Hiệp ước tương tự với ý muốn đẩy Đế chế thứ ba mở rộng sang phía Đông. Việc không ký kết được hiệp ước này nằm ngoài ý muốn của họ[50]. Trước đó, Hiệp định Munich 1938 đã thực sự khuyến khích Hitler thôn tính Tiệp Khắc.[113] Việc Pháp hủy bỏ Hiệp ước tương trợ với Liên Xô để ký Hiệp ước Munich cũng đã trở thành một hành động làm cho người Nga không tin tưởng ở họ.[9]

Không có chính khách nào, ngay cả các nhà độc tài, có thể tiên đoán chiều hướng của chiến tranh trong lâu dài. Có thể biện luận giống như Churchill rằng động thái của Stalin "vào lúc ấy có tính thực tế cao". Giống như bất kỳ nguyên thủ quốc gia nào khác, mối ưu tiên hàng đầu của Stalin là nền an ninh cho đất nước của ông. Sau này ông thổ lộ với Churchill rằng, vào mùa hè 1939, ông tin chắc rằng Hitler đang khởi động chiến tranh. Ông đã quyết định không để cho Liên Xô bị lâm vào vị thế tệ hại là đơn độc đối phó với Đức. Khi không thể tạo mối liên minh vững chắc với phương Tây, thế thì tại sao lại không quay sang Hitler lúc ấy đang bất ngờ gõ cửa Liên Xô?[54]

Vào cuối tháng 7 năm 1939, hiển nhiên Stalin đã bắt đầu tin chắc rằng Anh – Pháp không muốn đi đến mối liên minh có tính ràng buộc và rằng mục đích của Anh còn là dẫn dụ cho Hitler khởi động chiến tranh ở Đông Âu. Dường như Stalin đã rất ngờ vực Anh, và mọi hành động của phương Tây trong hai năm vừa qua càng khiến cho ông thêm ngờ vực: sau khi Đức thôn tính Áo và Tiệp Khắc, Chamberlain từ chối đề nghị của Liên Xô nhằm đặt ra kế hoạch ngăn chặn bước tiến kế tiếp của Quốc xã; Chamberlain trì hoãn và lưỡng lự trong việc đàm phán cho liên minh phòng thủ chống lại Hitler.

Một điều mà hầu như ai cũng biết chắc – ngoại trừ Chamberlain – là chính sách ngoại giao Anh – Pháp, vốn đã chập chờn mỗi khi Hitler có một động thái, giờ đã phá sản. Hai cường quốc phương Tây, Anh và Pháp, từng bước đã đi thụt lùi: khi Hitler thách thức họ mà ra lệnh tổng động viên, khi ông ta xâm chiếm lãnh thổ Rhineland năm 1936, rồi thôn tính Áo năm 1938 và cùng năm này chiếm Sudetenland; và họ vẫn bình chân như vại khi Hitler thôn tính Tiệp Khắc tháng 3 năm 1939. Khi Liên Xô ở về phe mình, họ vẫn còn có thể khiến cho nhà độc tài Đức nản lòng mà không dám khởi động chiến tranh hoặc, nếu không được, thì đã có thể nhanh chóng đánh bại Đức trong cuộc xung đột vũ trang. Nhưng họ đã để cho cơ hội cuối cùng vuột khỏi tầm tay dù đã có nhiều cảnh báo rằng Hitler sẽ gây hấn nếu không phải chiến đấu chống Liên Xô.

Cả Anh và Pháp đều lớn tiếng kết tội Stalin. Họ cho rằng trong nhiều năm Stalin đã cảnh báo về "những con thú phát xít" và đề nghị mọi quốc gia yêu chuộng hòa bình kết hợp lại nhằm ngăn chặn Quốc xã gây hấn nhưng bây giờ lại về phe với Quốc xã. Điện Kremlin biện luận rằng họ làm giống như Anh – Pháp đã làm năm trước ở đối với Tiệp Khắc: nhằm duy trì hòa bình và có thêm thời gian tái vũ trang chống lại Đức tuy phải hy sinh một nước nhỏ. Nếu Chamberlain tỏ ra là đúng đắn và có danh dự khi xoa dịu Hitler mà hy sinh Tiệp Khắc, không lẽ Stalin lại là sai trái và mất danh dự khi xoa dịu Hitler mà hy sinh Ba Lan?

Sự thỏa hiệp bí mật của Stalin với Đức nhằm phân chia Ba Lan và được toàn quyền hành động thôn tính Latvia, Estonia, Phần Lan và Bessarabia chẳng bao lâu được thể hiện qua những động thái của Liên Xô đã khiến cho hầu hết thế giới bị sốc ngay cả cho đến giờ. Người Nga nói rằng họ chỉ thu hồi những lãnh thổ đã bị lấy đi khỏi tay họ sau Chiến tranh thế giời thứ nhất nhưng những dân tộc sinh sống trên lãnh thổ này không phải là người Nga và không phải tất cả đều muốn gia nhập Liên Xô.

Từ khi gia nhập Hội Quốc Liên, Liên Xô đã gây dựng một sức mạnh tinh thần cổ súy cho hòa bình và đứng đầu việc chống lại phát xít gây hấn. Bây giờ, trung tâm tinh thần ấy đã hoàn toàn vỡ vụn. Trên tất cả, qua việc thỏa hiệp một cách lôi thôi với Hitler, Stalin đã nổ phát pháo lệnh bắt đầu một cuộc chiến chắc chắn rồi sẽ mở rộng thành cuộc xung đột thế giới. Ông hiểu rõ điều này. Nhiều năm trước, Hitler đã dự trù trong quyển Mein Kampf: "Việc ký kết mối liên minh với Liên Xô chỉ là kế hoạch cho cuộc chiến kế tiếp". Nhờ Hiệp ước này, Đức được rảnh tay với Liên Xô để chú tâm thôn tính Ba Lan mà không còn e ngại mối liên minh Anh – Pháp – Liên Xô vốn hợp lực lại mạnh hơn Đức rất nhiều. Sau khi đã hạ tiếp Anh – Pháp, Hitler xé bỏ Hiệp ước mà xâm lăng Liên Xô.

Theo William L. Shirer: "Lịch sử cho thấy Hiệp ước Đức Quốc xã – Liên Xô là sai lầm chính trị lớn nhất trong cuộc đời của Stalin". Hiệp ước đã dẫn đến sự kiện Con đường Baltic vào đúng 50 năm sau ngày ký kết, khi khoảng 2 triệu người Latvia, Litva và Estonia cùng nắm tay nhau tạo thành hàng dài 600 km đòi li khai khỏi Liên Xô vào năm 1989.[114]

Năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng việc Liên Xô ký Hiệp ước với Đức là không có gì xấu trong bối cảnh đó. Ông Putin nói rằng các sử gia phương Tây ngày nay đang cố gắng lờ đi Hiệp ước München năm 1938, trong đó Pháp và Anh – do Neville Chamberlain làm Thủ tướng – đã xoa dịu Adolf Hitler bằng cách ép buộc Tiệp Khắc phải trao cho Đức vùng Sudetenland. Việc làm đó của Anh đã phá hủy mọi cơ hội thành lập liên minh chống phát xít theo đề nghị của Liên Xô, khiến Liên Xô phải quay sang thỏa hiệp với Đức Quốc xã[115]

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.

Ngày 01/12/2015, EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 01/02/2016, văn bản hiệp định được công bố. Ngày 26/06/2018, một bước đi mới của EVFTA được thống nhất. Theo đó, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA); đồng thời chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp lý đối với Hiệp định EVFTA.

Tháng 08/2018, quá trình rà soát pháp lý đối với EVIPA cũng được hoàn tất. Hai Hiệp định được ký kết ngày 30/06/2019. EVFTA và EVIPA được phê chuẩn bởi Nghị viện châu Âu vào ngày 12/2/2020, và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8/6/2020.

Ngày 30/3/2020, Hội đồng châu Âu cũng đã thông qua EVFTA. Đối với EVFTA, do đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn, Hiệp định này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Đối với EVIPA, về phía EU, Hiệp định sẽ còn phải được sự phê chuẩn tiếp bởi Nghị viện của tất cả 27 nước thành viên EU (sau khi Vương quốc Anh hoàn tất Brexit) mới có hiệu lực.