Năm 2023, Tập đoàn Chánh Thu tiếp tục đầu tư 500 tỷ đồng cho việc xây dựng nhà máy chế biến trái cây tươi, trái cây đông lạnh và sản phẩm chế biến sâu từ trái cây tại tỉnh ĐakLak với diện tích 10 hecta, nhằm phát triển các mặt hàng chủ lực của vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên như sầu riêng, chanh dây, bơ, chuối…, công suất nhà máy sau khi đi vào hoạt động, lên đến 70.000 tấn mỗi năm. (70.000 tấn/năm) Mục tiêu đến năm 2025, Tập đoàn Chánh Thu trở thành Doanh nghiệp có khả năng cung ứng hơn 500.000 tấn sản phẩm trái cây các loại mỗi năm, cung cấp ổn định về chất lượng và số lượng cho các hệ thống siêu thị lớn bằng chính thương hiệu trái cây “Chanh Thu – Made in Vietnam”
Năm 2023, Tập đoàn Chánh Thu tiếp tục đầu tư 500 tỷ đồng cho việc xây dựng nhà máy chế biến trái cây tươi, trái cây đông lạnh và sản phẩm chế biến sâu từ trái cây tại tỉnh ĐakLak với diện tích 10 hecta, nhằm phát triển các mặt hàng chủ lực của vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên như sầu riêng, chanh dây, bơ, chuối…, công suất nhà máy sau khi đi vào hoạt động, lên đến 70.000 tấn mỗi năm. (70.000 tấn/năm) Mục tiêu đến năm 2025, Tập đoàn Chánh Thu trở thành Doanh nghiệp có khả năng cung ứng hơn 500.000 tấn sản phẩm trái cây các loại mỗi năm, cung cấp ổn định về chất lượng và số lượng cho các hệ thống siêu thị lớn bằng chính thương hiệu trái cây “Chanh Thu – Made in Vietnam”
Du lịch đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế nước ta. Với những đổi mới về cách thức tổ chức, mô hình, dịch vụ, du lịch Việt Nam được báo chí quốc tế nhận định còn nhiều tiềm năng phát triển. Việt Nam, với nhiều danh lam thắng cảnh, cùng những địa điểm và hoạt động du lịch thú vị, tiếp tục được du khách quốc tế coi là một trong các điểm đến hàng đầu.
Việt Nam là 1 trong những quốc gia có chi phí du lịch rẻ nhất và an toàn nhất trong nhiều năm qua và vẫn sẽ tiếp tục giữ vững vị trí này. Trang The Travel của Mỹ cũng đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia được coi là thân thiện nhất với khách du lịch Mỹ.
Theo trang Mạng lưới tin tức châu Á, trong 5 tháng đầu năm, tổng du khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 7,5 triệu lượt, tăng gần 65% so với cùng kỳ năm 2023 và cao hơn gần 4% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước đại dịch. Phần lớn du khách đến từ châu Á với gần 5,9 triệu lượt, trong đó du khách Trung Quốc lấy lại vị trí dẫn đầu trên thị trường du lịch Việt Nam.
Theo bà Charlotte Fournier (Tổng Quản lý Khách sạn Melia Vinpearl Huế, Thừa Thiên Huế): "Doanh thu du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 tăng gần 15%, đạt một nửa mục tiêu năm. Ngoài ra, sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch cũng được ghi nhận ở Huế, với doanh thu từ du lịch tăng gần 21% so với năm ngoái. Thành phố chứng kiến số lượng du khách quốc tế cao hơn nhờ nền tảng du lịch kỹ thuật số. Agoda đã công nhận Huế là một trong 3 thành phố hàng đầu châu Á về khách sạn bình dân".
Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế 2024 đang diễn ra thu hút nhiều du khách
Việt Nam đã khôi phục 2 đầu tàu hơi nước được sản xuất từ những năm 1960 và các đoàn tàu này sẽ chạy tuyến Đà Nẵng - Huế nhằm đổi mới các hình thức du lịch - thông tin từ trang CNN của Mỹ.
Còn trang Travel and Tour World cũng cho biết du khách đang có xu hướng chuyển sang du lịch bằng tàu hỏa nhiều hơn do vé máy bay tăng cao. Việc du lịch bằng tàu hỏa cũng đem lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị, được ngắm nhìn thiên nhiên qua khung cửa.
Ông Thue Quist Thomasen (Giám đốc điều hành Decision Lab) cho rắng: "Việc khách du lịch quay trở lại là điều tích cực nhưng tôi nghĩ đối với du lịch ở Việt Nam, chúng ta cần bắt đầu thực hiện ở một cấp độ hoàn toàn khác. Du lịch Việt nam đang ngày càng trở nên đắt đỏ hơn và chúng ta cần đảm bảo rằng khách du lịch không chỉ đến một lần mà còn quay trở lại".
Về tiềm năng, thị trường du lịch Việt Nam được nhận định sẽ tạo ra doanh thu khoảng 135 tỷ USD vào năm 2033 - theo nghiên cứu gần đây nhất của Future Market Insights. Các công viên quốc gia, di sản và bãi biển là những điểm thu hút chính đối với khách du lịch đến thăm Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam gần đây đã chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Du lịch đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế Việt Nam hiện đại.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Ngày 26/5/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 583/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 (gọi tắt là Chiến lược).
Theo đó, Chiến lược đề ra định hướngđể phát triển thị trường xuất khẩu gạo đến năm 2030, cụ thể:
Về định hướng chung: (i) Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường trọng điểm, truyền thống. đồng thời chú trọng phát triển các thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng, giá trị cao và các sản phẩm chế biến tử thóc, gạo, các thị trường có quan hệ đối tác bền vững về thương mại và đầu tư, các thị trường FTA. (ii) Tận dụng lợi thế cạnh tranh để củng cố vị thế và khai thác hiệu quả các thị trường gần, thị trường truyền thống, trọng điểm có nhu cầu nhập khẩu gạo phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại; phát triển các thị trường mới, thị trường tiềm năng, tăng tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo chất lượng, giá trị gia tăng cao; tăng xuất khẩu vào các thị trường FTA có dành ưu đãi cho mặt hàng gạo; từng bước giảm tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo có chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả thấp, không ổn định; tận dụng tốt các ngách thị trường phù hợp tại tất cả các khu vực thị trường. (iii) Giữ tỷ trọng gạo trắng, hạt dài phẩm cấp cao ở mức hợp lý (khoảng từ 15 - 20%), giảm tỷ trọng gạo phẩm cấp trung bình và thấp; tăng tỷ trọng gạo thơm, gạo đô, gạo Japonica, gạo hữu cơ; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ lúa gạo, gạo có vi chất dinh dưỡng, bột gạo, mỹ phẩm từ gạo.
Về định hướng phát triển các thị trường cụ thể:
Đối với thị trường châu Á: (i) Thị trường Đông Bắc Á: Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Hàn Quốc từ 8,7% năm 2021 lên khoảng 20% năm 2025 và khoảng 23% năm 2030; thị phần vào thị trường Nhật Bản từ 0,1% năm 2021 lên khoảng 0,5% vào năm 2025 và khoảng 1% vào năm 2030. (ii) Thị trường Đông Nam Á: Giữ vững thị phần xuất khẩu gạo sang các nước trong khu vực, nhất là các thị trường chủ chốt như Philippines, Indonesia, Malaysia,... Tiếp tục củng cố, duy trì và phát triển thị phần tại các thị trường lớn, truyền thống nhất là thị trường Trung Quốc và các khu vực còn lại.
Đối với thị trường châu Phi, Trung Đông: Tăng cường quan hệ hợp tác về phát triển thị trường gạo với các nước, chú trọng việc đàm phán, ký kết các Bản ghi nhớ, thỏa thuận về thương mại gạo với các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo. Đẩy mạnh thâm nhập các thị trường châu Phi, đặc biệt ở các nước có nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu gạo lớn. Tăng cường tổ chức các hội thảo, hội nghị chia sẻ thông tin, tư vấn cho các doanh nghiệp tăng cường trao đổi, kết nổi, hiểu rõ hơn về tiềm năng, cơ hội, thách thức và những điều cần lưu ý khi hợp tác thương mại với khu vực thị trường châu Phi. Tổ chức các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp bền vững nhằm thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia khu vực châu Phi. Khai thác các kênh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao vào thị trường Ả rập Xê-út, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất. Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Ả rập Xê-út từ 1,7% năm 2021 lên khoảng 8% vào năm 2025 và lên khoảng 10% vào năm 2030; thị phần vào thị trường Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất từ 7,1% năm 2021 lên khoảng 9% vào năm 2025 và khoảng 10% vào năm 2030. Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của thị trường Nam Phi từ 0,7% năm 2021 lên khoảng 1,5% vào năm 2025, khoảng 2% vào năm 2030; duy trì ổn định thị phần tại thị trường Ghana và Bờ Biển Ngà.
Đối với thị trường châu Âu: Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do với khu vực như EVFTA, UKVFTA, EAEU để tăng khối lượng gạo xuất khẩu vào khu vực, tương xứng với tiềm năng của thị trường. Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Liên minh kinh tế Á - Âu: Thị phần tại thị trường Liên bang Nga tăng từ 1,6% năm 2021 lên khoảng 7% vào năm 2025, khoảng 10% năm 2030. Thị phần tại thị trường Bê-la-rút ổn định ở mức khoảng 25%. Phấn đấu tăng thị phần tại một số nước châu Âu như: Pháp là từ 2,3% năm 2021 lên khoảng 2% vào năm 2025 và khoảng 3,5%; Đức từ 1,8% vào năm 2021 lên khoảng 2% năm 2025 và khoảng 2,5% vào năm 2030; Cộng hòa Séc từ 7,7% năm 2021 lên khoảng 8,5% năm 2025 và khoảng 10% vào năm 2030.
Đối với thị trường châu Mỹ, châu Đại Dương: Tập trung phát triển thị trường gạo Việt Nam tại các nước thành viên CPTPP (Canada, Chile, Mexico và Peru). Tiếp tục hỗ trợ Cuba ổn định thị trường gạo và phát triển sản xuất gạo tại chỗ trên cơ sở quan hệ truyền thống đặc biệt, thúc đẩy các hình thức đầu tư liên doanh phát triển sản xuất lúa gạo trên cơ sở khả thi, cùng có lợi. Phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ từ 1,5% năm 2021 lên khoảng 3% vào năm 2025, khoảng 5% vào năm 2030. Phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Mexico lên 0,2% vào năm 2025, khoảng 0,5% vào năm 2030; tại thị trường Haiti từ 6,5% năm 2021 lên khoảng 8% vào năm 2025, khoảng 10% vào năm 2030. Phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Úc từ 14% năm 2021 lên khoảng 16% vào năm 2025 và khoảng 19% vào năm 2030./.