Bài tập cuối khóa Mô đun 9 THCS giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện khóa tập huấn Module 9 của 9 môn: Âm nhạc, Giáo dục công dân, Công nghệ, Lịch sử - Địa lí, Toán, Ngữ văn, Giáo dục thể chất, Tin học, Khoa học tự nhiên.
Bài tập cuối khóa Mô đun 9 THCS giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện khóa tập huấn Module 9 của 9 môn: Âm nhạc, Giáo dục công dân, Công nghệ, Lịch sử - Địa lí, Toán, Ngữ văn, Giáo dục thể chất, Tin học, Khoa học tự nhiên.
BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠYTÊN BÀI DẠY: HÁT: MƯA RƠIMôn học/Hoạt động giáo dục: Âm nhạc; Lớp: 6Thời lượng thực hiện: 01 tiết
- Năng lực chung: năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
II. Thiết bị dạy học và học liệu số
- Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn.
- Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu trước xuất xứ bài dân ca Mưa rơi và một số thông tin phục vụ cho bài học.
- Các tư liệu file âm thanh, hình ảnh, video bài hát “Mưa rơi”,....
III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số.
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Giáo viên mở bài hát Mưa rơi, Hs nghe và vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát. Từ đó, Gv dẫn dắt vào bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khám phá)
1. Mục tiêu: HS nghe bài hát, cảm nhận được nhịp điệu và hát đúng giai điệu và lời ca bài hát.
2. Nội dung: HS nghe,, tìm hiểu bài hát và học hát bài Mưa rơi.
3. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra và thực hiện các yêu cầu cần đạt của GV.
+ GV: Mở bản nhạc và file âm thanh bài Mưa rơi soạn từ phần mềm MuseScore 3 cho HS nghe.
+ HS: Lắng nghe giai điệu, lời ca, kết hợp vỗ tay theo đúng nhịp điệu.
- GV Gọi 1 số học sinh lên bảng thực hành vỗ tay theo đúng nhịp điệu.
- GV nhận xét, sửa sai (nếu có).
- GV đặt câu hỏi gợi ý, nhóm hoặc cá nhân trình bày sơ lược về xuất xứ vùng miền và nội dung đã được tìm hiểu về bài hát.
- Gợi ý các câu hỏi cho HS tìm hiểu, thảo luận và trả lời:
+ Bài hát của dân tộc nào? Dân tộc đó thuộc vùng miền nào của Việt Nam?
+ Lời ca của bài hát nói về điều gì? => Về thiên nhiên tươi đẹp, cuộc sống thanh bình của quê hương và đồng bào dân tộc ở miền núi phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam.
+ Hãy nêu những hình ảnh gây ấn tượng trong một số câu hát trong bài. (hình ảnh búp chen lá trên cành, rừng đẹp trăm hoa rung rinh theo gió, đầu sàn có đôi chim cu đua nhau gáy,…).
+ Cá nhân/ nhóm HS tìm hiểu nội dung bài hát, tác giả trong SGK, lắng nghe nhịp điệu
- GV hướng dẫn học sinh khởi động giọng bằng các mẫu âm phù hợp.
- - HS luyện thanh theo mẫu của GV.
* Ứng dụng công nghệ số để áp dụng vào phần dạy hát:
- GV trình chiếu PowerPoint click chuột vào các câu nhạc đã sử dụng phần mềm Audacity cho cả lớp tập hát từng câu.
- Hoàn thành cả bài: Tập hát và ghép các câu, đoạn và cả bài.
- Tập hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhấn trọng âm vào đầu phách mạnh.
- GV phát hiện lỗi sai, hát mẫu cho HS những tiếng hát có dấu hoa mĩ: tươi, tiếng hát có dấu luyến: trên, gió, bay, bao, trai,... ; hát đúng những câu hát có tiết tấu đảo phách như: gáy, múa vui; Hát ngân đủ trường độ tiếng hát có dấu nối: vui, no.
- Khi hát thể hiện giọng hát vui tươi, trong sáng và sắc thái to – nhỏ phù hợp với các câu hát.
b. Giới thiệu xuất xứ, nội dung bài hát.
- Bài Mưa rơi là bài dân ca của một dân tộc ít người – dân tộc Khơ –mú. Dân tộc này sinh sống ở một số địa phương vùng núi Tây Bắc, nhưng tập trung chủ yếu ở tỉnh Yên Bái. Ngoài tên gọi Khơ - mú, dân tộc này có những tên gọi khác như Xá, Xá Cẩu..
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Học sinh luyện tập bài hát theo nhóm
b. Nội dung: HS nghe những lời nhận xét của giáo viên và vận dụng hát theo các hình thức mà GV yêu cầu
c. Sản phẩm: HS hát đúng theo nhịp và trình bày tốt
- Cử 1 Hs chủ động chia nhóm, chia đoạn ôn tập hát nối tiếp
- Các nhóm luyện tập bài hát theo hình
thức trên. Hỗ trợ HS tập hát chính xác
- GV gọi 1-2 nhóm lên biểu diễn. HS nhận xét cho nhau
- GV nhận xét, đánh giá, góp ý cho phần biểu diễn của các nhóm
- Giai điệu bài hát thế nào? (Vui tươi, lạc quan, trong sáng, trữ tình)
- Lời hát có hình ảnh nào gây ấn tượng với em nhất?
- Bài hát Mưa rơi như một bức tranh thiên nhiên sinh động. Em hãy mô tả lại bằng lời về bức tranh thiên nhiên đó.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày
b. Nội dung: HS thể hiện một số động tác phụ họa.
c. Sản phẩm: HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc.
- Hãy tưởng tượng ra các khung cảnh có sự vật, sự việc và con người khi nghe bản hòa tấu và vẽ một bức tranh minh họa.
- Tìm kiếm một vài động tác phù hợp theo nhịp điệu của bản hòa tấu.
- Đọc và tìm hiểu các nội dung Bài đọc nhạc số 3 và trả lời câu hỏi:
- Các tổ/ nhóm tìm hiểu về sáo trúc và khèn qua các nguồn tư liệu.
Tại một cuộc điện đàm ngày 20/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố với người đồng cấp Mỹ John Kerry rằng quyết định sáp Crimea vào Liên bang Nga sẽ không được xem xét lại vì đây là nguyện vọng của tuyệt đại đa số người dân bán đảo.
Hai bên cũng tiếp tục thảo luận tình hình tại Ukraine và các khả năng hỗ trợ quốc tế để giúp Ukraine vượt qua khủng hoảng chính trị, trong đó có biện pháp tổ chức giám sát tình hình thực thi quyền con người và các dân tộc ít người.
Ngoại trưởng Lavrov đặc biệt lưu ý người đồng cấp Mỹ về những hành động mất kiểm soát của các lực lượng dân tộc cực đoan ở Ukraine nhằm vào các doanh nhân, nhà báo và người dân nói tiếng Nga. Ông Lavrov nhấn mạnh cần phải chấm dứt ngay việc bao che cho các chiến binh thuộc lực lượng "Cánh hữu" và một số cốt cán trong đảng "Svoboda" tại Ukraine.
Trước đó, tại Kiev, Giám đốc kênh truyền hình số một quốc gia Aleksander Panteleymonov đã bị một số nghị sỹ thuộc Svoboda hành hung buộc viết đơn từ chức. Đảng Svoboda và Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseni Yaseniuk đã chính thức chỉ trích hành động này.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ dự kiến sẽ gặp ông Lavrov bên lề Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân tới đây tại La Hay (Hà Lan) và đề tài trung tâm cuộc thảo luận sẽ là tình hình tại Ukraine.
Sau Hạ viện Nga (Duma Quốc gia), Thượng viện Nga (Hội đồng liên bang) dự kiến sẽ phê chuẩn hiệp ước sáp nhập Crimea trong ngày 21/3, đưa hiệp ước này có hiệu lực ngay sau khi phê chuẩn.
Trong lúc này, phái bộ tám quan sát viên quân sự quốc tế thứ hai đã đến Kiev để đánh giá tình hình tại các tỉnh miền Đông và miền Nam Ukraine. Đây là hoạt động trong khuôn khổ thực hiện thỏa thuận Budapest của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), theo đó các quốc gia hoặc nhóm quốc gia thành viên thỏa thuận có thể thị sát các đơn vị quân đội trên lãnh thổ của nhau nhằm đánh giá tính xác thực của thông tin về quốc phòng và vũ trang mà quốc gia bị thị sát cung cấp. Phái bộ sẽ làm việc tại Ukraine từ ngày 20/3 đến hết ngày 29/3.
Sau Crimea, các tỉnh miền Đông và Nam Ukraine nơi có đông người nói tiếng Nga được quốc tế quan tâm do các thông tin về tư tưởng phản đối chính phủ lâm thời Kiev. Đã diễn ra một số cuộc míttinh có đụng độ tại nhiều thành phố lớn của vùng này yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý về "liên bang hóa" Ukraine.
Trong một diễn biến liên quan đến tình hình khủng hoảng trong nước tại Ukraine, Chính phủ Séc đang bắt đầu bàn đến các động thái hỗ trợ người Ukraine gốc Séc hồi hương do lo ngại trước bất ổn xã hội. Bộ Nội vụ Séc tuyên bố có thể cho phép những người hồi hương đăng ký hộ khẩu thường trú, còn Chủ tịch Hạ viện Séc Jan Hamazek đặt ra vấn đề tìm kiếm nguồn tài chính để hỗ trợ kiều bào.
Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseni Yaseniuk đang có mặt tại Brussells (Bỉ) để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) về Ukraine, dự kiến hai bên sẽ ký kết nội dung chính trị của Hiệp định liên kết Ukraine-EU.
Phát biểu trước báo giới, ông Yaseniuk cho biết sẽ sẵn sàng ký phần cơ bản của Hiệp định là nội dung kinh tế sau cuộc bầu cử tổng thống trước thời hạn ngày 25/5. Ông coi đây là một trong những bước đi quan trọng đầu tiên để Ukraine tiến tới quy chế thành viên EU trong tương lai./. (TTXVN/Vietnam+)