CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ QUỐC PHÒNG NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ QUỐC PHÒNG NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tổng thống Pháp nói rằng môi trường địa chính trị đã xuống cấp thô bạo và sâu sắc, với cuộc xâm lăng Ukraina, vũ khí nguyên tử quay lại, bất ổn ở châu Phi và cuộc chiến thông tin. « Tất cả dẫn đến nguy cơ chia rẽ thế giới, trật tự dựa trên luật pháp và ý tưởng dân chủ bị yếu đi ». Theo ông Duclos, không dự phiên họp Đại Hội Đồng, nơi các quốc gia đều bình đẳng, là một sai lầm. « Không nhân cơ hội này để lên tiếng với tất cả các nước là điều đáng tiếc ».
Hơn nữa, bên cạnh chiến tranh ở Ukraina, còn có mối nguy an ninh trên Biển Đông, tại châu Phi hay vùng Kavkaz. Báo cáo mới nhất của Unicef cho biết 330 triệu trẻ em đang trong tình trạng cực kỳ nghèo khổ, Chương trình Lương thực Thế giới loan báo 24 triệu người có nguy cơ thiếu ăn trầm trọng.
Nhưng những tháng gần đây, những cuộc tiếp xúc của các nhà lãnh đạo đều dựa trên lợi ích của nước mình. Tập Cận Bình thành công trong việc mở rộng BRICS nhưng lần đầu tiên tẩy chay G20 do Ấn Độ chủ trì. Pháp chú tâm vào hai hội nghị từ sáng kiến của mình là Diễn đàn Paris vì Hòa bình vào tháng 11 và Thượng đỉnh Paris vì một hiệp ước tài chánh quốc tế mới vào tháng Sáu, về khí hậu và chống nghèo đói. Tuy vậy có một nguyên thủ quyết tâm không bỏ lỡ việc gặp gỡ các đồng nhiệm trong tuần này tại New York : Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraina.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Hai tháng sau khi ngoại trưởng Tần Cương biến mất trên chính trường, đến lượt tướng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) không còn xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 29/08. Chính quyền im lặng, nhưng điều bất thường là đại sứ Mỹ ở Nhật Bản, Rahm Emanuel, đã đổ dầu vào lửa. Trên danh khoản X (Twitter) chính thức của đại sứ quán hôm 14/09, cựu chánh văn phòng Nhà Trắng thời Obama nhận xét không ai thấy ông Lý Thượng Phúc từ ba tuần qua. « Ông ta đã không đến Việt Nam, và nay vắng mặt trong cuộc hẹn với chỉ huy thủy quân lục chiến Singapore, phải chăng đang bị quản thúc ? »
Lẽ ra Lý Thượng Phúc sang tham gia một sự kiện với các đồng nhiệm Việt Nam trong hai ngày 7 và 8 tháng Chín, nhưng theo Hà Nội, Trung Quốc đã hủy vì « lý do sức khỏe » của ông Lý. Ông cũng không hiện diện tại Hắc Long Giang hôm 08/09 khi Tập Cận Bình kêu gọi quân đội « duy trì cao độ đoàn kết, an ninh và ổn định », bên cạnh là tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), phó chủ tịch Quân ủy Trung ương. Financial Times dẫn lời các viên chức Mỹ khẳng định tướng Lý đang bị điều tra và ngưng chức.
Năm nay 65 tuổi, Lý Thượng Phúc không chỉ là bộ trưởng mà còn là một trong năm ủy viên Quốc vụ viện. Cho đến nay chỉ có ba quan chức nắm một lúc cả hai chức trách như vậy. Đó cũng là trường hợp của Tần Cương (Qin Gang), bộ trưởng Ngoại Giao đã biến mất từ 28/06 và nay được người tiền nhiệm Vương Nghị thay thế, không rõ do tham nhũng hay một vụ liên quan đến an ninh quốc gia. Dù Tần Cương trước đó là đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, Washington chừng như quan tâm đến vụ Lý Thượng Phúc hơn. Hơn nữa quân đội Trung Quốc, một trong những định chế tham nhũng nhất, đang có nhiều lời đồn đãi.
Vấn đề nhập cư là mối quan tâm hàng đầu của các nhật báo Pháp hôm nay. Le Figaro chạy tựa « Châu Âu bất lực trước tình trạng di dân tràn ngập », La Croix đưa tít « Lampedusa, khẩn cấp ở châu Âu », dẫn lời thủ tướng Ý Giorgia Meloni « Tương lai châu Âu đặt cược tại đây ». Không chỉ là lời kêu gọi giúp đỡ, mà còn là tiếng chuông cảnh báo, trong lúc còn vài tháng nữa là đến kỳ bầu cử châu Âu và cực hữu đang có ưu thế.
Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố : « Nhập cư bất hợp pháp là một thách thức cho châu Âu, cần một giải pháp của châu Âu ». Đối với Roma rõ ràng là khẩn cấp ở Lampedusa. Chỉ trong vài ngày, hòn đảo nhỏ bé phải đón nhận đến 11.000 di dân, gấp đôi số cư dân trên đảo. Trung tâm tạm cư có sức chứa 400 người nhanh chóng quá tải, chính quyền vội vã chuyển bớt sang Sicile và lục địa.
Từ đầu năm nay, 126.000 người đã cập bến duyên hải nước Ý, gấp hai lần so với cùng kỳ năm ngoái, hầu hết từ Bắc Phi. Bà Meloni đã vận động được Liên Hiệp Châu Âu (EU) ký kết với Tunisie hồi tháng Bảy nhằm chận bớt làn sóng di dân, đổi lấy viện trợ tài chánh. Nhưng hàng ngàn người nhập cư vừa đặt chân lên đảo Lampedusa lại khởi hành chính từ…Tunisie.
Nhìn toàn cảnh quốc tế, Les Echos nhận định « Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc : Mỗi người một diễn đàn ». Hội nghị sẽ diễn ra ngày mai tại New York, ngoài nước chủ nhà Hoa Kỳ, không có nguyên thủ của thành viên nào khác trong Hội Đồng Bảo An tham dự.
Ngoại trừ Vladimir Putin có « lý do chính đáng » vì là tội phạm chiến tranh có thể bị bắt, Tập Cận Bình chỉ tập trung cho BRICS là nhóm do Bắc Kinh khống chế, thủ tướng Anh và tổng thống Pháp cũng vắng mặt. Theo The Guardien, ông Rishi Sunak muốn tránh tình thế không được tổng thư ký Antonio Guterres mời dự tuần lễ khí hậu vì Anh quốc chậm chạp trong việc chống hiện tượng hâm nóng Trái Đất. Còn ông Emmanuel Macron bận rộn với chuyến thăm Pháp của Đức giáo hoàng Phanxicô và vua Anh Charles III.
Paris nhấn mạnh là không bắt buộc có sự hiện diện của nguyên thủ, và đoàn đại biểu Pháp có ngoại trưởng Catherine Colonna dẫn đầu. Tuy nhiên sự vắng mặt của hai trong số ba nhà lãnh đạo các quốc gia dân chủ quan trọng trong Hội Đồng Bảo An cho thấy định chế đã mất uy tín do bất lực trong việc giải quyết khủng hoảng. Michel Duclos, cựu đại sứ nhận định Hội Đồng Bảo An đã bị Nga và Trung Quốc phá hoại trong nhiều năm, ngày càng đứng ngoài lề, còn Pháp và Anh có vẻ không muốn đóng góp.
Le Monde nhận định, những sự kiện trên đây cho thấy nội bộ Bắc Kinh đang lủng củng. Cộng vào đó, loan báo hôm 15/09 rằng Vương Nghị sẽ không đại diện Trung Quốc trong cuộc họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc diễn ra từ ngày 19/09, thay bằng phó chủ tịch nước Hàn Chính (Han Zheng) vốn chỉ đóng vai trò tượng trưng, càng tăng thêm bí ẩn về cách vận hành của quyền lực Bắc Kinh, vào lúc bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba của Tập Cận Bình.
Les Echos cho rằng tuy chiếc ghế của ông Tập vẫn vững, nhưng tranh luận sẽ lại dấy lên ở nước ngoài lẫn một phần giới tinh hoa Trung Quốc, về chất lượng của mô hình quản lý chỉ xoay quanh một cá nhân duy nhất. Hứa hẹn ổn định chính trị, « phục hưng » đất nước, nhưng Tập Cận Bình lại phải cách chức hai bộ trưởng quan trọng, chưa đầy sáu tháng sau khi được chính ông ta bổ nhiệm. Đồng thời còn phải xử lý tình trạng kinh tế trì trệ mà nhà độc tài ở Bắc Kinh không lường trước được.