Công ty Cổ phần Công nghệ BookingCare
Công ty Cổ phần Công nghệ BookingCare
GS.TS Nguyễn Thanh Liêm được giới phẫu thuật Nhi coi là người tiên phong và chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật nội soi điều trị u nang ống mật chủ và phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị cơ hoành, phẫu thuật dị tật không có hậu môn và bệnh phình đại tràng bẩm sinh.
Bên cạnh đó, Giáo sư còn là người hòa nhã và ân cần. Trong suốt 40 năm gắn bó với y học, Giáo sư đã đạt được nhiều danh hiệu và giải thưởng cao quý trong lĩnh vực Nhi khoa. Nhưng với Giáo sư, phần thưởng cao quý nhất có lẽ chính là sức khỏe của bệnh nhi sau mỗi ca điều trị.
Giáo sư chuyên khám và điều trị các bệnh chuyên khoa nhi đặc biệt là các dị tật bẩm sinh của hệ tiết niệu, tiêu hóa, lồng ngực, rối loạn đại tiểu tiện,.... Hiện tại, Giáo sư có lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, thông tin về lịch khám và giá khám
Tuy nhiên, thường Giáo sư rất ít khi khám, chủ yếu tham gia các cuộc hội chẩn, phẫu thuật, vì vậy người bệnh thường phải chờ rất lâu nếu muốn khám với bác sĩ.
Hiện bác sĩ có lịch khám ngoài giờ tại Phòng khám Nhi Hà Nội tại:
PGS.TS.BS Nguyễn Tuyết Xương là một trong những chuyên gia về Tai Mũi Họng và Thính học trẻ em tại Việt Nam. Bác sĩ từng tham dự nhiều hội nghị khoa học trong và ngoài nước về tai mũi họng nói chung, thính học nói riêng.
Hiện ngoài Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sĩ có lịch khám ngoài giờ các ngày trong tuần tại:
Phó Giáo sư Hoài An có nhiều kinh nghiệm trong khám, điều trị VA, viêm amidan, các bệnh về tai như viêm tai giữa, viêm tai chảy mủ cho trẻ.
Hiện bác sĩ khám tại Bệnh viện Đa khoa An Việt với thông tin đi khám như sau:
Bác sĩ hiện đang công tác tại khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Hiện tại, ngoài Bệnh viện Nhi Trung ương, Phó Giáo sư Trần Thanh Tú có lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City - 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Thông tin về lịch khám và giá khám của bác sĩ tương tự các bác sĩ cùng công tác tại bệnh viện bên trên.
Rằm tháng tư năm Mậu Thân (1968), với tuyên bố nhập thất vô hạn định của Thiền Sư Hòa thượng Thích Thanh Từ, một lời nhất ngôn cửu đỉnh: “ Thệ không xuất thất, nếu đạo không minh.” Thế là khép đôi cánh cửa sài, toàn thể môn nhân một lòng mong đợi, quy ngưỡng lên non.
Tháng 7 năm 1968, Thiền sư đã liễu đạt lý sắc không, thấu suốt Bát Nhã thật tướng. Trông qua Tạng kinh từ con mắt Bát – Nhã, đã được khai thông lời Phật, ý Tổ. Thâm ý nhà Thiền trong Giáo lý Ðại thừa, đã được Thầy Thích Thanh Từ khám phá từ công phu Thiền Định của Thầy.
Đúng ngày mùng 8 tháng 12 năm 1968, Thiền Sư – Thích Thanh Từ tuyên bố xuất thất, giữa bao niềm hân hoan của hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử trên toàn Quốc. Nước cam lộ từ đây rưới khắp, suối từ bi trong vắt độ phàm nhân. Thất Pháp Lạc, xứng đáng là một linh hồn của Dòng Thiền Chân Không. Đánh dấu một giai đoạn chuyển mình, chính tại nơi đây, một bước ngoặc lớn, trong cuộc đời Tu hành của một vị Thiền Sư. Hoài bão Tu Thiền của Thầy, đã thai nghén bao năm trong đơn độc và thầm lặng, đến đây mới thật sự có điểm khởi phát và lớn dậy, để Phật Giáo – Việt Nam sau này, vinh dự đón nhận một ngôi sao sáng, trang lịch sử, Thiền sử Việt Nam khai mở, huy hoàng rực rỡ nhất vào cuối thế kỷ 20.
Tôi là kẻ nợ của Tăng – Ni và Phật tử, Thiền sư nói, ai biết đòi thì tôi trả trước, còn ai chưa biết đòi thì tôi sẽ trả sau. Cả cuộc đời Thầy, đã dốc hết sức mình để tìm ra chính Pháp, đặc biệt, là Thầy đã làm hồi sinh lại Dòng Thiền Tông đã bị mai một, từ Cổ Triều – Phật Hoàng – Trần Nhân Tông. Tạo điều kiện cho Tu Hành tinh tiến cho các Tăng Ni, thì Phật Pháp mới ngày càng lớn mạnh được. Niềm vui của Thầy, là hàng ngày thấy Tăng – Ni Tu hành tiến bộ, Hòa Thượng nói: Thầy gửi gắm hoài bão của Thầy, vào hết sự Tu tập nỗ lực của các con. Tăng – Ni Tu có niềm vui việc lớn được sáng, đó là biết thương, tưởng nhớ đến ta, bằng ngược lại thì Thầy thật là chưa đủ phúc, để được vui trước khi ta về với Phật. Bởi vì Thiền Tông – Việt Nam, là nguyện vọng khôi phục của Thầy, đặc biệt, là khôi phục Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, từ Cổ Triều – Phật Hoàng – Trần Nhân Tông, tâm nguyện của ta vẫn chưa được thành tựu.
Trong hai năm 1949 và 1950, Hòa thượng Thích Thanh Từ, đã đến Phật học đường Phật Quang, tại Chùa Phật Quang, để theo học lớp Sơ đẳng năm thứ 3. Đến năm 1951, Thầy bắt đầu học lên lớp Trung đẳng. Cũng trong năm 1951, đã xảy ra binh biến tại Chùa Phật Quang, Sư Tổ Thiện Hoa đã phải sơ tán tất cả các Tăng chúng đến Chùa Phước Hậu, Thầy Thích Thanh Từ cũng đi cùng tất cả các chúng Tăng trong đợt đó, và chính tại Chùa Phước Hậu, Thầy Thích Thanh Từ đã được thụ giới Sa Di, do đàn đầu là Hòa Thượng Tổ Khánh Anh.
Tới năm 1953, Thầy Thích Thanh Từ, theo Bản Sư là Tổ Thiện Hoa đến Sài Gòn, để tiếp tục theo học lớp Trung đẳng, ở Phật học đường Nam Việt tại Chùa Ấn Quang. Tại đây, Thầy tiếp tục được thụ giới Cụ Túc, do đàn đầu là Hòa Thượng Tổ Huệ Quang. Thầy Thích Thanh Từ, đã theo học Cao đẳng Phật học, từ năm 1954 đến năm 1959, tại Phật học đường Nam Việt. Các Thầy ra trường cùng đồng khóa với Hòa Thượng Thích Thanh Từ, như quý Thầy Từ Thông, Thầy Huyền Vi và quý Thầy Thiền Định…
Trải qua lớp Sơ đẳng, lớp Trung đẳng, và Cao đẳng Phật học, sau gần 10 năm, đoạn đường Tăng sinh của Thầy Thích Thanh Từ, kể như là đã hoàn tất. Thầy bắt đầu bước sang thời kỳ giáo hóa và giảng đạo. Thầy Thích Thanh Từ là một vị Giảng Sư, rất có uy tín lúc bấy giờ, trong Giảng Sư đoàn của ban Hoằng Pháp, và được đông đảo Phật tử xa gần kính trọng và quý mến.
Đại hội Đại biểu Phật Giáo toàn Quốc, Giáo Hội – Phật Giáo Việt Nam lần thứ 8, đã suy tôn Đại Lão – Hòa Thượng Thích Thanh Từ, chính thức giữ ngôi vị Phó Pháp Chủ Hội Đồng Chứng minh Giáo Hội – Phật Giáo Việt Nam. Đại hội được tổ chức vào tháng 11 năm 2017.
Đại Lão – Thiền Sư – Hòa Thượng Thích Thanh Từ, hiện tại vẫn còn sống, nhưng vì tuổi của Sư Cụ khá cao, nên sức khỏe Cụ có phần rất yếu, vì do bệnh tuổi già. Cả một đời Cụ đã chu du trên toàn thế giới, để truyền bá tư tưởng Phật Pháp, và thành lập vô số những Thiền Viện, để làm nơi giảng dạy, những phương pháp Tu hành cho các Tăng – Ni, Phật tử trong và ngoài nước. Tổng số Phật tử đã phát tâm quy y với Hòa Thượng là, 84.860 người, trong số đó có 9.600 người ngoại Quốc và 175.260 người trong nước.
Đại Lão Thiền Sư Hòa Thượng Thích Thanh Từ, đã từng làm rất nhiều chức vụ quan trọng, trong Giáo Hội Phật Giáo, từ năm 1960 đến năm 1964, cụ thể như những chức vụ: Phó Vụ Trưởng Phật học vụ, Giáo Sư kiêm Quản Viện Phật học Huệ Nghiêm, Vụ trưởng Phật học vụ, Giảng Sư Viện Đại học Vạn Hạnh và các Phật học đường Từ Nghiêm, Dược Sư…
Sau lễ hoàn khóa, Cao Trung chuyên khoa tại Huệ Nghiêm và Dược Sư, Hòa thượng Thích Thanh Từ đã xin phép Tổ Thiện Hoa được về ẩn tu trên núi. Khi này Thầy đã thật sự giã từ phấn bảng, giã từ Phật học viện, vì tứ chúng Thầy đã miệt mài cùng năm tháng, thế nhưng “Tăng Ni” hai tiếng vẫn xoáy sâu vào lòng Thầy, để sau này “Thầy Trò” lại gặp nhau, chút duyên ấy thêm càng son sắt trên đỉnh Tương Kỳ.
Thiền Sư – Hòa Thượng Thích Thanh Từ, vào tháng tư năm 1966, đã dựng Pháp Lạc Thất trên núi Tương Kỳ, Vũng Tàu. Ngôi Thất lá, bốn thước đơn sơ vuông vức, với bộ Ðại Tạng Kinh, thế nhưng, một Thiền tăng nghèo đã ấp ủ, quyết nhận lại cho kỳ được, một hạt châu vô giá của chính bản thân mình.