Các triệu chứng chính của bệnh lý trầm cảm bao gồm cảm xúc buồn rầu, khí sắc giảm, chán nản, mất hứng thú, có ý nghĩ bi quan, tiêu cực, thiếu ý chí trong cuộc sống, học tập và công việc, luôn cảm giác mệt mỏi, ăn uống và giấc ngủ đều bị xáo trộn, giảm khả năng học tập, làm việc và sinh hoạt… Tùy từng bệnh nhân, các triệu chứng trước khi điều trị có thể có khác biệt, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các triệu chứng trên.
Các triệu chứng chính của bệnh lý trầm cảm bao gồm cảm xúc buồn rầu, khí sắc giảm, chán nản, mất hứng thú, có ý nghĩ bi quan, tiêu cực, thiếu ý chí trong cuộc sống, học tập và công việc, luôn cảm giác mệt mỏi, ăn uống và giấc ngủ đều bị xáo trộn, giảm khả năng học tập, làm việc và sinh hoạt… Tùy từng bệnh nhân, các triệu chứng trước khi điều trị có thể có khác biệt, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các triệu chứng trên.
Nếu bạn hoặc người thân, bạn bè không thể tự chăm sóc bản thân, gián đoạn sinh hoạt, có suy nghĩ/hành vi tự sát hay tư tưởng hại người khác thì nên tới gặp bác sĩ tâm thần để được kê đơn thuốc phù hợp.
Khi suy nghĩ và các hành vi trên giảm bớt và tình trạng ổn định hơn, bạn có thể kết hợp uống thuốc và trị liệu tâm lý. Việc trị liệu sẽ cần nhiều thời gian và nỗ lực hơn, để bạn có thể đào sâu tìm hiểu những khúc mắc của mình.
Các chuyên gia tâm lý quan tâm tìm hiểu câu chuyện cuộc đời dẫn đến những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi đặc thù của từng cá nhân. Quá trình tham vấn trị liệu sẽ không chỉ tập trung vào riêng thân chủ, mà còn cả mối quan hệ xung quanh hay điều kiện xã hội họ đang sống.
Đồng thời, liệu pháp tâm lý họ sử dụng cũng tác động tới nhiều khía cạnh hơn là chỉ tập trung vào triệu chứng. Nói cách khác, triệu chứng suy giảm hay biến mất là kết quả sau khi giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
Về phía bác sĩ tâm thần, họ tập trung vào những biến đổi chức năng trong não bộ gây ra rối loạn tâm thần. Như vậy, họ xác định nguyên nhân gây rối loạn dựa theo các yếu tố thể chất có thể đo lường chính xác. Và phương pháp điều trị chủ yếu là dùng thuốc làm giảm hoặc hết triệu chứng của bệnh.
Với đội ngũ tâm lý gia nhiều năm kinh nghiệm, đến từ trường ĐHYD HCM, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Phòng tiếp nhận các đối tượng trẻ vị thành niên, người trưởng thành, các gia đình và cặp đôi, có các vấn đề về lo âu, ám ảnh sợ, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, các triệu chứng về cơ thể, các vấn đề tâm lý - sức khỏe tâm thần kinh hậu Covid. Liên hệ trực tiếp tại Khoa Nội Thần kinh, lầu 1 khu G để được hướng dẫn và đăng ký tham vấn/trị liệu.
Đặt hẹn qua số điện thoại 0975465590 hoặc phần mềm GlobeDr
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
Khi tìm tới chuyên gia tâm lý, bạn và chuyên gia sẽ cùng thảo luận về những khó khăn trong tâm lý mà bạn gặp phải.
Ở một vài buổi đầu, chuyên gia sẽ không chẩn đoán bạn mắc chứng bệnh nào nhưng có đánh giá về tình trạng tâm lý hiện tại của bạn. Trong quá trình đánh giá, bạn có thể được làm một số trắc nghiệm về suy nghĩ, cảm xúc, hành vi hay nhân cách.
Công cuộc tham vấn và trị liệu chuyên sâu sẽ diễn ra vào những buổi tiếp theo. Chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng liệu pháp điều trị riêng, tùy vào trường phái lý thuyết mà họ theo đuổi.
Đây sẽ là một hành trình hoàn toàn khác. Các bác sĩ tâm thần thường yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm sinh lý, sinh hóa để kiểm tra tổng quát sức khỏe thể chất như xét nghiệm máu, điện não đồ… Quan trọng nhất sẽ là những bài khám đánh giá tâm thần theo các nghiệm pháp, cách thức hoặc bộ câu hỏi chuẩn hóa...
Tương tự như tham vấn và trị liệu tâm lý, bạn có thể được làm các bài trắc nghiệm giúp bác sĩ tâm thần có cái nhìn tổng quan. Tuy nhiên thay vì trò chuyện về vấn đề tâm lý của bạn, họ sẽ kê cho bạn đơn thuốc theo chẩn đoán bệnh và mức độ rối loạn tâm thần.
Có lẽ điều khiến chúng ta dễ bối rối là sự nhầm lẫn về danh xưng. Chúng ta thường gọi chung những người chăm sóc sức khỏe tinh thần là bác sĩ tâm lý. Điều này vô hình trung khiến chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần được coi là một, dù đây là hai nghề nghiệp khác nhau.
Chuyên gia tâm lý (psychologist) là người được đào tạo từ ngành tâm lý học. Ngành tâm lý học chia thành hai hướng chính là tham vấn (counselling) và lâm sàng (clinical). Người có khả năng trị liệu tâm lý phải là người học chuyên ngành lâm sàng.
Tùy mức độ khó khăn nặng nhẹ khác nhau mà người tìm đến chuyên gia tâm lý (nay gọi là thân chủ) sẽ lựa chọn đi tham vấn hay trị liệu. Có nhiều quan điểm khác nhau để phân biệt tham vấn và trị liệu. Nhưng giới chuyên môn ở Việt Nam đồng tình rằng, nhà trị liệu tâm lý sẽ đảm nhận những trường hợp nặng hơn.
Còn bác sĩ tâm thần (psychiatrist) theo học ngành bác sĩ đa khoa, với chuyên ngành sâu là tâm thần. Vì vậy, bác sĩ tâm thần là người có bằng cấp y khoa, còn chuyên gia tâm lý thì không.